| Hotline: 0983.970.780

Tằm dâu sản xuất tơ nhện

Thứ Năm 07/10/2010 , 12:13 (GMT+7)

Người ta nuôi vi khuẩn trong các thùng, thả từng mẻ vi khuẩn đã tạo tơ vào nước rồi kéo các sợi tơ cực mịn ra, hong khô, đem dệt.

Tơ nhện do tằm biến đổi gene sản xuất
Tơ nhện có nhiều tính năng rất quý nên giá trị cao, lại có nhu cầu lớn để dệt ra các loại vải chuyên dụng. Nhưng người ta không thể mở trang trại nuôi nhện lấy tơ vì chúng rất hung hăng. Các nhà khoa học giải quyết vấn đề bằng hai cách: Cấy protein của nhện vào vi khuẩn để chúng tiết ra sợi tơ và biến đổi gene loài tằm dâu để chúng sinh ra loại kén pha giữa tơ tằm và tơ nhện. Cách thứ hai được chú ý nhiều hơn vì có thể tiếp nối nghề nuôi tằm lấy tơ truyền thống như ở Việt Nam.

Đặc tính của loại tơ do nhện nhả ra dưới dạng mạng nhện là có sức kéo rất lớn đến 508Mpa và khả năng đàn hồi càng tuyệt vời hơn nữa, đạt mức 21Gpa, điều mà chưa một loại tơ thiên nhiên hay tơ nhân tạo nào như Kevlar có thể đạt được. Thêm vào đó tơ nhện tương thích với các điều kiện sinh học của con người nên được dùng để sản xuất các dụng cụ y khoa hay băng cứu thương có tính sát khuẩn tự nhiên. Hai lĩnh vực đòi hỏi khối lượng tơ nhện lớn nhất là các loại vải thể thao, vải bảo vệ kể cả áo chống đạn và các sợi dây dù, tiếp theo là các loại vật liệu nhẹ siêu bền sử dụng trong nhiều ngành kỹ thuật, bao gồm vật liệu xây dựng và composite làm thân máy bay.

Từ nhiều năm trước giới khoa học coi việc sản xuất thương mại các loại tơ nhện là mục tiêu quan trọng của ngành vật liệu. Viện KHCN hiện đại Hàn Quốc (KAIST) cùng Đại học Quốc gia ở Seoul và Đại học Tufts đã thành công trong việc cấy các đoạn protein tơ nhện glycyl-tRNA vào vi khuẩn đường ruột Escherichia coli để chúng sinh ra các sợi tơ. Tơ do vi khuẩn biến đổi dinh dưỡng này tạo ra có phân tử khối đạt đến mức cực đại 285 kilodalton, nhờ đó mà sức bền và khả năng đàn hồi cùng các tính năng khác không thua kém gì loại tơ do nhện nhả ra. Người ta nuôi vi khuẩn trong các thùng, thả từng mẻ vi khuẩn đã tạo tơ vào nước rồi kéo các sợi tơ cực mịn ra, hong khô, đem dệt.

Trong khi đó Phòng thí nghiệm Kraig Biocraft hợp tác cùng các Trường Đại học Notre Dame và Đại học Wyoming tập trung vào việc cấy các đoạn DNA, gọi là piggyBac transposon, của nhện vào loài tằm dâu cho tơ truyền thống để chúng sản sinh loại tơ tốt hơn có các tính năng trung gian giữa tơ tằm và tơ nhện. Điều lợi của giải pháp biến đổi gene này là có thể khai thác kinh nghiệm và cả cơ sở vật chất cùng thị trường của ngành nuôi tằm tơ truyền thống. Nhờ đó giá thành rẻ hơn so với giải pháp biến dưỡng vi khuẩn và khối lượng cũng tăng nhanh đáp ứng cả yêu cầu sản xuất mặt hàng truyền thống và chuyên dụng. Trên thực tế đây sẽ là một cuộc cạnh tranh đòi hỏi các nhà dâu tằm tơ nước ta phải quan tâm hơn nữa đến các tiến bộ khoa học.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm