| Hotline: 0983.970.780

Tận dụng nông phẩm tự nhiên nuôi cá thịt

Thứ Năm 20/10/2016 , 09:45 (GMT+7)

Tận dụng những nông phẩm tự nhiên như thóc, ngô, đậu tương và cỏ voi, ông Lâm Văn Lệ (SN 1962) ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã tạo ra nguồn thức ăn hiệu quả cho cá thịt.

06-03-46_nh-1
Cá được nuôi hoàn toàn bằng thóc mầm, ngô mầm và đỗ tương
 

Chính nhờ nguồn thức ăn sạch, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí này, hàng năm, ông Lệ đã cung cấp cho thị trường hàng chục tấn cá thương phẩm sạch, chất lượng cao, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Đứng bên ao cá rộng gần 2ha, ông Lệ kể lại hành trình đi tìm nguồn thức ăn sạch cho cá của mình. Năm 2007, ông lặn lội khắp nơi để học hỏi mô hình nuôi cá hiệu quả. Từ Hải Dương, Hải Phòng... cứ nơi nào có người mách cách nuôi mới, người nông dân xã Nam Triều lại khăn gói đến học hỏi.

“Thay vì sử dụng cám viên, người dân ở các địa phương đó đã tận dụng thóc, ngô, đậu tương… làm thức ăn cho cá, thế là tôi bắt chước làm theo”, ông Lệ kể.

Nhận thấy cách nuôi hiệu quả, giảm chi phí thức ăn, đồng thời giúp vật nuôi tăng trưởng tốt, ít mắc dịch bệnh, chất lượng thịt lại thơm ngon so với cách nuôi thông thường, ông Lệ quyết định mạnh dạn đầu tư, thay đổi cách làm.

2ha mặt nước được quy hoạch, xây kè gọn ghẽ, điểm thêm khóm sen làm nơi trú ngụ cá trong những ngày nắng nóng mà vẫn đảm bảo được lượng oxy, tất thảy để chuẩn bị lứa cá thịt đầu tiên được nuôi theo cách thức mới. Điều đặc biệt, ông Lệ lúc này hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp, mà chỉ sử dụng thóc, ngô, đậu tương và cỏ voi cho cá.

Ông Lệ chia sẻ, tùy vào thời gian sinh trưởng của cá mà ông điều chỉnh cách thức cho ăn phù hợp. Đối với cá hương nhỏ, ông nghiền bột ngô, bột cám rồi nấu chín, đặc quánh cho cá ăn. Cá được thiết kế ăn trong tráng lưới, dưới rải lót bạt đáy để thuận tiện việc kiểm tra thức ăn dư thừa, điều chỉnh lượng thức ăn bổ sung, tận dụng triệt để nguồn thức ăn, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Khi cá đạt trên 500gram, ông cho “ăn sống”. Ông bảo, thóc ngâm trong nước 24 tiếng cho trương đều rồi vớt ra, để ráo và ủ bao tải 1 ngày, đều đặn tưới nước 2 lần sáng và tối để giữ độ ẩm cho thóc, kích thích thóc nảy mầm. Cầu kỳ hơn, thóc ủ sang ngày thứ hai bắt đầu chồi mầm, ông tiến hành ngâm thóc mầm trong nước, đến tối lại vớt ra ủ bao tải. Công đoạn này làm liên tục trong 2 ngày để mầm thóc vừa trắng, mập mà lại nhiều chất dinh dưỡng.

Khi mầm chồi dài 1 - 1,5cm thì thóc mầm đạt chuẩn cho cá ăn, tất thảy cả quá trình phải mất 5 - 6 ngày. Lúc ấy, hạt thóc chưa bị thối, còn mầm tràn trề chất dinh dưỡng. Đó vừa là nguồn thức ăn trực tiếp, vừa là nguồn bổ sung vitamin A, D, E thích hợp cho việc nuôi cá.

06-03-46_nh-2
Thóc ủ 5 - 6 ngày để lên mầm làm thức ăn cho cá
 

Khác với ủ thóc mầm, ngô chỉ cần ngâm cho trương rồi vớt ra, ủ đến khi nào hạt nứt, bắt đầu có phôi là cho cá ăn được. Đỗ tương cũng phải luộc chín, để đỗ trương nở thì cá mới dễ tiêu hóa. Ông Lệ cũng lưu ý thêm, không cho cá ăn trực tiếp bột ngô khô, bởi khi bột ngô vào ruột sẽ nở ra gây rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến cá chết.

Đều đặn mỗi ngày, từ 10 - 11h ông cho cá thóc mầm, từ 14 - 16h thức ăn là đậu tương theo tỷ lệ 3% trọng lượng cơ thể. Trung bình mỗi ngày, lượng thức ăn cho cá lên đến 80kg thóc mầm và 40kg đỗ tương đã sơ chế.

Khi trọng lượng cá đạt trên 2kg, thức ăn chủ yếu của cá là ngô mầm, giúp cá bớt béo, thịt cá săn chắc và thơm ngon hơn.

Ngoài việc tận dụng 100% nguyên liệu tự nhiên cho cá, ông Lệ cũng sử dụng thảo dược bổ sung vào thức ăn của cá. Với 1kg tỏi xay nhuyễn trộn với 10kg đỗ tương, cho cá ăn 3 ngày liên tiếp trong 1 tháng, giúp cho hệ tiêu hóa của cá phát triển, cá phòng trừ, hạn chế được mầm bệnh.

Trước mỗi kỳ cho cá ăn thảo dược, ông cho cá nghỉ ăn một ngày. Khi lượng thức ăn đưa xuống, cá tranh nhau đớp mồi, lượng tỏi được tận dụng triệt để vào đường tiêu hóa của cá.

Cầu kỳ, tốn công là vậy nhưng ông Lệ bảo: Cách nuôi này giảm thiểu đến 40% chi phí thức ăn so với sử dụng cám viên công nghiệp. Hơn thế nữa, việc sử dụng thức ăn là ngô, thóc, đậu tương và cỏ voi, kết hợp với dùng thảo dược giúp cá tăng trọng nhanh, tăng khả năng đề kháng bệnh và chất lượng thịt cá thơm ngon hơn.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm