| Hotline: 0983.970.780

Tặng 500 vịt biển Đại Xuyên cho chiến sĩ huyện đảo Kiên Hải

Thứ Ba 21/03/2017 , 07:30 (GMT+7)

Cuối tuần qua, 500 con giống Vịt biển 15 Đại Xuyên (giống vịt sống được ở biển và uống được nước biển) cùng với thức ăn, thuốc thú y, vắc xin đã tới với các chiến sĩ trên đảo Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

10-51-57_1
Các chiến sĩ tiếp nhận giống Vịt biển 15 Đại Xuyên
 

Đây là kết quả chuyến công tác xã hội của Công đoàn Khối Bộ NN-PTNT tại TP.HCM hướng về biển đảo quê hương. Thành phần đoàn gồm có đồng chí Lý Mộng Xuân, Chủ tịch Công đoàn Khối, đại diện Công đoàn ngành NN-PTNT và Tổng Công ty Lũng Lô, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Văn phòng thường trực tại Nam Bộ và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Kiên Hải là 1 trong 2 huyện đảo của tỉnh Kiên Giang và 12 huyện đảo của cả nước, với 4 xã đảo nằm tách biệt nhau trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc (xã An Sơn, Hòn Tre, Lại Sơn và Nam Du). Toàn huyện có diện tích khoảng 30km² với 23 đảo lớn nhỏ, dân số 25 ngàn người. Đảo Hòn Tre là trung tâm hành chính của huyện, cách thành phố Rạch Giá 30 km. Lợi thế lớn nhất của Kiên Hải là phát triển kinh tế biển, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; dịch vụ, du lịch, vận tải biển...

Tiếp nhận giống vịt quý này, đồng chí Trung tá Nguyễn Hoàng Tuấn, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kiên Hải cho rằng: Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế góp phần nâng cao đời sống chiến sĩ, sự kiện này còn mang một ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần phát triển và củng cố “thế trận lòng dân”. Bộ đội sẽ quyết tâm nuôi tốt giống vịt này, nhân rộng và phát triển.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Phó Chủ tịch huyện Kiên Hải mong muốn Công đoàn Khối Bộ NN-PTNT gắn bó hơn nữa với đảo, chuyển giao những mô hình, tiến bộ kỹ thuật mới góp phần phát triển kinh tế địa phương, xây dựng biển đảo quê hương.

Để mô hình phát triển tốt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang và Trạm Khuyến nông huyện Kiên Hải chuyển giao, hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ và chiến sĩ về kỹ thuật nuôi giống vịt này.

10-51-57_2
Vịt biển 15 Đại Xuyên trên đảo

(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm