| Hotline: 0983.970.780

Tăng năng suất chất lượng lúa ST24, ST25 trên đất nuôi tôm Kiên Giang

Thứ Năm 20/07/2023 , 14:08 (GMT+7)

Làm gì để nâng cao giá trị tôm - lúa là chủ đề hội thảo ‘Giải pháp tăng năng suất và chất lượng giống lúa ST canh tác trên nền đất nuôi tôm tại Kiên Giang’.

Tại Kiên Giang, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang và Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang thực hiện hội thảo Nâng cao giá trị tôm - lúa với chủ đề “Giải pháp tăng năng suất và chất lượng giống lúa ST canh tác trên nền đất nuôi tôm tại Kiên Giang” diễn ra ngày 2 và 3/7/2023. 

Hệ thống canh tác tôm - lúa được đánh giá là mô hình canh tác bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời thân thiện môi trường. Những năm qua, diện tích canh tác tôm - lúa không ngừng gia tăng ở các tỉnh, riêng tỉnh Kiên Giang hàng năm diện tích canh tác tôm - lúa khoảng 110.000ha.

Năm nay, do ảnh hưởng của El Nino nên tình hình diễn biến khí hậu dự báo rất bất thường, do vậy để canh tác lúa tôm hiệu quả đòi hỏi bà con nông dân cần được trang bị tốt kỹ thuật canh tác từ đầu vụ.

Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp cùng với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang và Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang (đơn vị cung ứng giống lúa ST) tổ chức Hội thảo “Nâng cao giá trị tôm - lúa”.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (thứ 3 từ trái qua), KS Hồ Quang Cua (thứ 2 bên trái) tư vấn kỹ thuật canh tác lúa tôm tại hội thảo.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (thứ 3 từ trái qua), KS Hồ Quang Cua (thứ 2 bên trái) tư vấn kỹ thuật canh tác lúa tôm tại hội thảo.

Các buổi hội thảo đã được tổ chức trong 2 ngày 2 và 3/7/2023, với gần 900 lượt nông dân các huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận tham dự.

Thông qua các buổi hội thảo, bà con nông dân đã được GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ), KS Hồ Quang Cua (Anh hùng lao động - tác giả giống lúa ST) cùng với lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hướng dẫn nhiều giải pháp canh tác cũng như giải đáp nhiều thắc mắc của bà con nông dân.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (Trường Đại học Cần Thơ) khẳng định, trong hệ thống canh tác lúa - tôm, cây lúa đóng vai trò rất quan trọng, giúp làm sạch môi trường và cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Vào mùa khô, chúng ta phải rước nước mặn vào nội đồng để tạo ra môi trường nước lợ nuôi tôm. Khi mưa xuống, lại phải đuổi mặn đi để tạo ra môi trường ngọt hóa trồng lúa.

Đối với con tôm, chỉ cần có môi trường nước lợ là nuôi được, ngoài nuôi trên ruộng thì có thể nuôi trong ao, hồ bằng bạt cao su. Tuy nhiên, cây lúa ngoài môi trường nước ngọt cần có môi trường đất không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn… Vì vậy, khâu rửa mặn cho đất rất quan trọng để có thể trồng lại vụ lúa hiệu quả.

Trong quá trình canh tác, không để đất bị khô nứt, dẫn đến nước mặn thấm sâu xuống đất. Cần cày xới lớp đất mặt để rửa phèn mặn và làm rãnh, tạo điều kiện để phèn mặn theo dòng nước tiêu thoát đi. Đồng thời cần bón phân có bổ sung thêm canxi để “đuổi mặn” và lân để hạn phèn.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ chia sẻ thông tin với bà con nông dân.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ chia sẻ thông tin với bà con nông dân.

Theo KS Hồ Quang Cua, các giống lúa ST như ST24, ST25 có chất lượng cao, thơm, dẻo và rất phù hợp ở các vùng canh tác tôm - lúa. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất và chất lượng cần thực hiện tốt các giải pháp canh tác, rửa mặn phèn đầu vụ và nhất là bón phân cân đối, hợp lý, bổ sung trung vi lượng để cây khoẻ, bông lúa trổ thoát và đảm bảo chất lượng.

Đầu Trâu Mặn-Phèn, Đầu Trâu Lúa Tôm - Bộ sản phẩm phù hợp để rửa mặn, hạ phèn, thúc đẩy tăng năng suất và chất lượng canh tác giống lúa ST trên nền đất nuôi tôm.

Đầu Trâu Mặn-Phèn, Đầu Trâu Lúa Tôm - Bộ sản phẩm phù hợp để rửa mặn, hạ phèn, thúc đẩy tăng năng suất và chất lượng canh tác giống lúa ST trên nền đất nuôi tôm.

Để canh tác giống lúa ST hiệu quả trên nền đất nuôi tôm tại Kiên Giang cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL, các giải pháp quan trọng sau bà con cần lưu ý:

Lịch thời vụ: Khuyến cáo xuống giống đúng lịch gieo sạ của ngành nông nghiệp tỉnh để tránh mặn cuối vụ.

Chuẩn bị đất:

Rửa mặn, phèn trong đất: Dùng nước ngọt kết hợp sử dụng các sản phẩm như vôi, phân Đầu Trâu Mặn Phèn để rửa mặn nhanh kết hợp hạ phèn;

Thực hiện kiểm tra chất lượng nước ruộng để đảm bảo độ mặn từ 1 phần ngàn trở xuống và pH từ 5,5 trở lên trước khi gieo sạ.

Thực hiện đánh rãnh nước (rộng 20cm, sâu 20cm, 6-9m/rãnh) để rửa phèn mặn, tránh dồn phèn và độc chất trong ruộng lúa.

Giống lúa: Sử dụng giống xác nhận ST24, ST25 và các giống lúa phù hợp với điều kiện canh tác lúa trên nền đất nuôi tôm.

Bón phân:

Bón lót (trước sạ): 100 – 150kg/ha Đầu Trâu Mặn Phèn.

Bón thúc 1 (7-10NSS): 80-100kg/ha Đầu Trâu Lúa Tôm.

Bón thúc 2 (18-22NSS): 100-120kg/ha Đầu Trâu Lúa Tôm.

Bón đón đòng: 80-100kg/ha Đầu Trâu Lúa Tôm.

Xem thêm
Phân bón Việt Nga đoạt 2 giải thưởng danh giá cấp quốc gia

Phân bón Việt Nga tự hào được vinh danh với loạt giải thưởng uy tín quốc gia, Top 200 Sao Vàng Đất Việt... khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành phân bón.

Bệnh thối đen hoa lan và cách phòng trị

Hoa lan là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao và thu hoạch quanh năm, tuy nhiên rất hay bị bệnh nhất là bệnh thối đen gây thiệt hại lớn cho nhà nông...

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.