| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 19/09/2019 , 08:58 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:58 - 19/09/2019

Tăng ngày nghỉ lễ để làm gì?

Hiện nay, người lao động mỗi năm đang có 10 ngày nghỉ lễ, nếu có thêm ngày nghỉ lễ thì điều gì sẽ xảy ra?

Tại buổi ký kết chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động VN, Bộ LĐ-TB&XH và Phòng Thương mại - Công nghiệp VN, đề xuất về việc tăng 3 ngày nghỉ lễ mỗi năm đã được đưa ra. 

Ảnh minh họa.

Lý do chủ yếu để Tổng Liên đoàn Lao động VN kiến nghị tăng ngày nghỉ lễ là vì chúng ta vẫn có quá ít ngày nghỉ lễ so với các quốc gia trong khu vực. Ví dụ, Campuchia có 28 ngày, Trung Quốc có 21 ngày, Philippines có 19 ngày, còn Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan đều có 16 ngày… Nếu tăng thêm 3 ngày nghỉ lễ, thì Việt Nam có số ngày nghỉ lễ 13 ngày, tương đương với Malaysia.

Vậy 3 ngày nghỉ lễ tăng thêm được phân bổ như thế nào trong năm? Có 2 phương án được Tổng Liên đoàn Lao động VN dự kiến. Phương án 1: Nghỉ Quốc khánh 4 ngày, từ 2/9 đến 5/9. Phương án 2: Nghỉ 1 ngày vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và 2 ngày thêm vào ngày nghỉ Tết Dương lịch.

Thử nghe cách giải thích của những người khởi xướng tăng ngày nghỉ lễ, cũng thấy có vẻ thuyết phục. Nào là “người lao động không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động thì nguồn nhân lực sẽ bị cạn kiệt, chắc gì đã làm việc được đến tuổi nghỉ hưu, và khi đó gánh nặng xã hội sẽ rất lớn”. Nào là “ở nước ta, lao động trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là lao động di cư, địa hình đất nước ta lại trải dài theo hình chữ S, nên việc tăng thêm mỗi năm ít nhất 3 ngày nghỉ là cần thiết”. Thế nhưng, người lao động sẽ sử dụng 3 ngày nghỉ tăng thêm như thế nào, lại là câu chuyện khác, gợi nhiều suy tư hơn và cũng gợi nhiều âu lo hơn.

Gánh nặng thứ nhất mà các ngày nghỉ lễ đang phải đối mặt là tình trạng quá tải các phương tiện vận chuyển. Bến xe đông nghịt, sân ga chật ních, chuyến phà kẹt cứng. Trước và sau nghỉ lễ, thảm cảnh chen chúc chưa bao giờ giảm bớt mệt mỏi cho người có nhu cầu đi lại. Ùn tắc nghiêm trọng không chỉ xảy ra ở những cửa ngõ đô thị, mà còn biến những tuyến đường cao tốc trở thành… thấp tốc!

Gánh nặng thứ hai là hệ lụy phát sinh từ các điểm du lịch. Giới thượng lưu dùng ngày nghỉ lễ để đi du lịch nước ngoài, còn những người thu nhập thấp thì đau đầu với các kiểu chặt chém khắp nơi trong nước. Dịp nghỉ lễ không hề kích cầu tăng trưởng du lịch, mà chỉ tăng thêm áp lực cho hạ tầng du lịch vốn vừa thiếu vừa yếu hiện nay.

Gánh nặng thứ ba là… mất mát sinh mạng con người. Nghỉ lễ là cơ hội bia rượu nhậu nhẹt phát sinh, tai nạn do đụng xe, tai nạn do ẩu đả… gây bất ổn an ninh trật tự xã hội và thiệt hại tài sản người dân. Cứ nhìn vào các bảng thống kế số người chết mỗi dịp nghỉ lễ, mà thấy ớn lạnh.

Khi chưa giải quyết được ba yếu tố trên, thì tăng ngày nghỉ lễ là điều phải đắn đo thật nghiêm túc.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm