| Hotline: 0983.970.780

Tăng thuế NK nguyên liệu TĂCN- Nông dân chịu thiệt

Thứ Năm 07/01/2010 , 11:06 (GMT+7)

Vừa bước vào đầu năm mới 2010, Bộ Tài chính đã đồng loạt tăng thuế NK nguyên liệu TĂCN. Việc tăng thuế đã đẩy giá thành chăn nuôi lên cao và có thể triệt tiêu lợi nhuận của người chăn nuôi...

Vừa bước vào đầu năm mới 2010, Bộ Tài chính đã đồng loạt tăng thuế NK nguyên liệu TĂCN. Nên nhớ rằng đây đang là thời điểm nông dân tăng cường chăn nuôi bán phục vụ Tết Nguyên đán. Việc tăng thuế đã đẩy giá thành chăn nuôi lên cao và có thể triệt tiêu lợi nhuận của người chăn nuôi vốn đang khó khăn.

Nguồn cung nguyên liệu TĂCN trên thế giới đang có 2 tín hiệu trái chiều nhau. Trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) liên tục đưa ra các dự báo lạc quan về sản lượng ngũ cốc ở Mỹ và các nước khu vực Nam Mỹ, thì ở Trung Quốc - nước sản ngô lớn thế 2 thế giới đang có xu thế giảm mạnh về kim ngạch XK. Mặc dù vậy yếu tố rủi ro trên thị trường đậu tương đang ở mức cao, bởi bất kỳ diễn biến thời tiết phúc tạp nào xảy ra ở Nam Mỹ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sản lượng, và sẽ tác động tới giá đậu tương thế giới.

Nguồn cung nguyên liệu TĂCN trong nước ở thời điểm đầu năm 2010 cũng chưa có dấu hiệu khả quan do thời vụ thu hoạch của nhiều loại ngũ cốc và nguyên liệu TĂCN như ngô, đậu tương, cám gạo đã trôi qua. Do đó, thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ không có cơ hội đón nhận một lượng lớn nguồn cung trong nước. Hơn nữa, diện tích canh tác nhiều ngũ cốc như ngô, sắn, khoai lang...tại các địa phương khu vực phía Tây Bắc và Nam Trung bộ đang phải đối mặt với tình trạng bị thu hẹp trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đô thị hóa tăng nhanh và dịch bệnh phát triển. Các DNNK nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng đang gặp khó khăn trong việc huy động ngoại tệ do tỷ giá USD/VND vẫn còn ở mức cao. Đúng trong tình hình đó, Bộ Tài chính lại quyết định từ 1/1/2010 tăng thuế NK các loại nguyên liệu TĂCN.

Về ĐBSCL những ngày này mới thấy, trong khi sức mua nhiều loại thủy sản chủ lực như: cá tra, cá trê lai...còn thấp, chưa đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi thì giá thức ăn thuỷ sản lại tiếp tục tăng. Nông dân Nguyễn Văn Nghĩa, người nuôi cá tra ở xã Hoà Hưng (Cái Bè - tỉnh Tiền Giang) cho biết, hiện đang nuôi con cá tra với 2ha mặt nước đựơc 5 tháng tuổi, anh phải nuôi thêm khoảng 2 tháng nữa mới cho thu hoạch. Giá thành sản xuất 1kg cá hiện nay là 15.500 đồng/kg, trong khi giá cá hiện tại chỉ 15.300 đồng/kg. Giá bán còn ở mức thấp, trong khi giá thức ăn lại tiếp tục tăng”.

Hiện, giá thức ăn cho cá tra loại 18- 22% đạm là 6.100- 7.200 đồng /kg, loại 26-30% đạm 7.600- 8.100 đồng /kg. Trong khi đó, từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều hộ nuôi cá chỉ bán được với giá 15.500-15.800 đồng /kg. Với mức giá này, những người nuôi cá đạt năng suất cao, chất lượng tốt mới có thể vượt qua ngưỡng thua lỗ. Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành nông nghiệp giá thành nuôi cá của vụ nuôi năm 2009 dao động từ 15.000-16.000 đồng /kg, trong đó chi phí thức ăn chiếm tới 75,9% giá thành. Đối với tôm sú, giá thành ở mức 60.000 đồng/kg, chi phí thức ăn chiếm 41,7%. Như vậy, chi phí thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản chiếm phần rất lớn trong tổng mức vốn đầu tư của người nuôi.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm