| Hotline: 0983.970.780

Tạo hành lang pháp lý bảo tồn biển

Thứ Bảy 24/12/2022 , 11:22 (GMT+7)

Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo vệ môi trường biển trong đó trọng tâm là bảo tồn biển.

 

Bảo tồn biển thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, xu hướng tiến ra biển, làm giàu từ biển đang ngày càng phát triển mạnh. Biển và các hệ sinh thái biển đang cung cấp tài nguyên cho sự phát triển kinh tế biển.

Thế nhưng, các hệ sinh thái biển và các tài nguyên biển đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như ô nhiễm môi trường, khai thác đánh bắt cá quá mức, đa dạng sinh học biển bị đe dọa… làm cạn kiệt tài nguyên biển.

Bảo tồn biển góp phần phát triển kinh tế biển bền vững. Ảnh: ST.

Bảo tồn biển góp phần phát triển kinh tế biển bền vững. Ảnh: ST.

Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã ưu tiên và chú trọng hoạt động bảo tồn thiên nhiên biển và xem nó như một trong những giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển trong tương lai.

Trong đó coi việc duy trì được tính đa dạng hệ sinh thái và các loài sinh vật biển chính là bảo toàn nguồn vốn tự nhiên, tạo ra sự phát triển ổn định cho kinh tế biển Việt Nam.

Năm 1993, Bộ Chính trị (khóa VII) đã ra Nghị quyết số 03/NQ-TW về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; tiếp đó, ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị (khóa VIII) ra Chỉ thị số 20-CT/TƯ về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Từ đó, năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học quốc gia, trong đó đề cập đến bảo tồn biển và vùng ven biển. Trải qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung quy chế quản lý, đến ngày 26/5/2010, tại Quyết định 742/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với danh mục 16 khu bảo tồn biển.

Tiếp đến, năm 2007, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 “Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường...”;

Tạo hành lang pháp lý vững chắc trong Bảo tồn biển

Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường biển nói riêng đã được ghi nhận trong Điều 43, 50 và 63 Hiến pháp năm 2013 – văn bản pháp lý có giá trị hiệu lực cao nhất, trước đó là Điều 29 Hiến pháp năm 1992.

Thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật từ cấp trung ương đến địa phương để tạo hành lang pháp lý trong bảo đảm phát triển bền vững kinh tế biển có thể kể đến như Bộ luật Hàng hải năm 2015 và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Đa dạng sinh học năm 2008...

Mặt khác, vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo tồn biển, bảo vệ các hệ sinh thái biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục được Đảng và Chính phủ quan tâm và cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của đất nước, góp phần xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

Để triển khai Nghị Quyết 36, tạo hành lang pháp lý để phát triển bền vững kinh tế biển, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, đặt mục tiêu “Xây dựng Đề án mở rộng, thành lập mới khu bảo tổn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển nhằm đạt mục tiêu 3% diện tích vùng biển đến năm 2025 và 6% diện tích vùng biển đến năm 2030”.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/QĐ- TTg ngày 06/02/2020 về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng CP về phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030…

Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030 định hướng đến 2045 rất được Đảng và Chính phủ quan tâm, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Chiến lược này đã được kết hợp, lồng ghép chặt chẽ với chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển theo quan điểm sử dụng tổng hợp, hợp lý đi đôi với bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển.

Đặc biệt, để quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, Luật Thủy sản 2017 ra đời với cách tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thuỷ sản để bảo đảm phát triển bền vững của ngành.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.