| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn Việt - Úc sản xuất giống cá tra chất lượng cao

Thứ Tư 07/08/2019 , 08:51 (GMT+7)

Tiếp nối thành công từ việc ứng dụng các công nghệ mới trong ngành tôm, Tập đoàn Việt - Úc đã triển khai Khu sản xuất cá tra giống công nghệ cao tại cồn Vĩnh Hòa, ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hòa, TX Tân Châu (An Giang) và chuẩn bị đưa ra thị trường những con cá giống đầu tiên chất lượng cao.

Giống chất lượng cao sẽ được giải quyết

Chúng tôi vừa có chuyến thăm khu SX cá tra giống công nghệ cao tại cồn Vĩnh Hòa nằm giữa bốn bề sông nước mới thấy hết được quy mô nơi đây. Khu SX này có tổng diện tích hơn 100ha, nằm tách biệt hoàn toàn với khu dân để đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình SX. Nằm ở vị trí đầu nguồn sông Tiền nên nguồn nước ở đây có chất lượng tốt. Đặc biệt, nơi đây gần bãi sinh sản của cá tra tự nhiên nên điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc SX cá tra giống.

08-20-00_1_kiem_tr_c_tr_bo_me
Kiểm tra cá tra bố mẹ tại khu SX giống.

Hiện tại, khu SX giống cá tra công nghệ cao đã xây dựng được 18 nhà màng để lưu giữ cá bố mẹ cho việc chọn giống và SX. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm sẽ cung cấp những con cá tra giống chất lượng cao đầu tiên ra thị trường. Mặc dù, nơi đây điện lưới quốc gia chưa kéo tới, nhưng Tập đoàn Việt - Úc đã đầu tư hệ thống điện mặt trời để vận hành các hoạt động.

Anh Võ Minh Khôi, GĐ điều hành Công ty CP Cá tra Việt Úc - An Giang cho biết: Hiện nay, tại khu SX này đang có 1.000 con cá tra bố mẹ G1. Nguồn cá bố mẹ này đã được lấy mẫu ADN gửi qua Viện CSIRO (Úc) để kiểm tra, con nào không đủ các tiêu chuẩn đã được lọc lựa ra. Từ 1.000 con cá tra bố mẹ G1 này sẽ SX ra được khoảng 2 tỷ con cá bột/năm. Và từ 2 tỷ con cá bột này sẽ cung ứng cho thị trường được khoảng 200 triệu con cá giống/năm (loại 30 con/kg). Nguồn cá giống chất lượng cao này sẽ được cung cấp cho thị trường để nuôi cá thương phẩm.

Theo anh Khôi, mục tiêu giống cá tra của khu SX này phải mang lại được 3 tính trạng tốt. Thứ nhất, phải tăng trưởng nhanh từ 10%. Theo ước tính của Viện CSIRO, mỗi thế hệ cá bố mẹ sẽ tăng trưởng nhanh hơn từ 8 - 10%. Thứ hai, cải thiện tỷ lệ sống tăng trung bình 5 - 10% so với thế hệ liền kề trước đó. Đặc biệt, cá thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của các địa phương và chống chịu lại được mầm bệnh. Thứ ba, chất lượng thịt cá phải được cải thiện, đó là tỷ lệ phi lê tăng.

08-20-00_2_c_tr_bo_me_nu_oi_trong_nh_mng
Cá tra bố mẹ nuôi trong nhà màng.

Cụ thể, chất lượng thịt ngon được đánh giá qua hai yếu tố. Thứ nhất, tỉ lệ phi lê cải thiện từ 2,8kg giảm xuống còn 2kg để thu được 1kg cá phi lê (mỗi thế hệ tăng trung bình từ 15 - 20%).

Thứ hai, tỷ lệ thịt trắng tăng. Giải thích thêm tính trạng tăng trưởng, anh Khôi nói: Yếu tố di truyền quyết định trên 52%, còn lại 48% phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi. Riêng chất lượng như màu thịt cá thì chỉ khoảng 20% mang yếu tố di truyền, khoảng 80% phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, thức ăn và nguồn nước.
 

Con giống được xem là khâu yếu nhất và cũng là quan trọng nhất trong chuỗi liên kết cá tra. Một khi đã chủ động con giống chắc chắn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy ngành hàng cá tra. Bởi thực tế hiện nay, theo quy luật bắt cá giống ngoài tự nhiên sẽ có 6 tháng mùa thuận và 6 tháng mùa nghịch. Vì vậy, 6 tháng mùa nghịch (mùa lạnh) sức sinh sản cá tra rất kém nên không chủ động được mùa vụ. Nhiệt độ xuống thấp cá không mang trứng được.
Chính vì vậy, khu SX kết hợp nuôi trong nhà màng để chủ động nhiệt độ nên cá vẫn mang trứng bình thường. Theo tính toán trong mùa thuận, nuôi cá trong nhà màng tỷ lệ cá cái mang trứng 80%. Trong mùa nghịch, bước đầu đã đạt được khoảng 40-50% cá cái mang trứng.

Tiên phong để bứt phá cho ngành cá tra

Trong thời gian qua, cá tra là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.

Tuy nhiên, việc chưa xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của các ngành hàng này. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất để khẳng định được thương hiệu là cần đẩy mạnh việc cải tiến chất lượng con giống.

Thấu hiểu vấn đề này, Tập đoàn Việt - Úc là đơn vị tiên phong và duy nhất vận hành chương trình chọn giống cá bố mẹ.

Chương trình đã ứng dụng một số công nghệ vượt trội như di truyền phân tử, di truyền số lượng, ứng dụng bắn chip điện tử vào cá để theo dõi và sau đó phân tích bằng các phần mềm ứng dụng.

Thông qua đó, giúp chọn lựa được những cá thể mang vật liệu di truyền ưu tú, vượt trội nhất trong đàn để chọn lọc cá bố mẹ cho những thế hệ tiếp theo.

Ngoài ra, một trong những lợi thế của ngành cá tra đó chính là Đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng ĐBSCL”.

Trong đề án này, Tập đoàn Việt - Úc tham gia chính trong việc hợp tác nghiên cứu chọn tạo đàn cá tra bố mẹ và hậu bị được cải thiện tốt tính trạng di truyền về tăng trưởng, thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng địa phương.

Qua đó, cung cấp cá tra bố mẹ hậu bị cho các cơ sở SX cấp 2 trong Đề án liên kết SX cá tra chất lượng cao vùng ĐBSCL. Xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát, quan trắc môi trường và dịch bệnh định kỳ với các vùng SX giống cá tra tập trung.

Được biết, hiện nay với đội ngũ hơn 10 giáo sư của Viện CSIRO và đội ngũ của Tập đoàn Việt - Úc trên 40 người tham gia nghiên cứu và vận hành bước đầu đã chọn lọc được đàn cá bố mẹ thế hệ G1 với các tính trạng vượt trội.

Nguồn cá này hoàn toàn sạch bệnh và tỷ lệ tăng trưởng nhanh.

Chương trình chọn giống cá tra của Tập đoàn Việt - Úc đang tiến triển rất tốt, đó là chìa khóa để cung cấp cho thị trường con giống chất lượng cao.

08-20-00_3_khu_sx_se_dp_ung_2_ty_con_c_tr_giong
Khu SX sẽ đáp ứng 2 tỷ con cá tra giống.
Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi cá tra năm 2018 đạt 5.400ha, năm 2019 phấn đấu tăng lên 5.500ha. Tổng cục Thủy sản đề ra mục tiêu phát triển ngành hàng cá tra năm 2019 đạt sản lượng 1,51 triệu tấn, tăng 6,6%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,4 tỷ USD tăng 12% so với năm 2018.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.