| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn đào tạo dẫn tinh viên lành nghề

Thứ Năm 26/05/2016 , 07:12 (GMT+7)

Thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để đẩy nhanh tiến bộ di truyền đối với phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa của nước ta.

TTNT có những ưu điểm chính là tăng nhanh về tiến độ di truyền, cải tiến giống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa; khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng; tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm trực tiếp qua đường phối giống tự nhiên.

Tuy nhiên, việc áp dụng TTNT ở nước ta vẫn chưa thực sự rộng rãi giữa các vùng trong cả nước. TTNT cho bò vẫn đang chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng có mật độ chăn nuôi cao, giao thông đi lại thuận tiện, còn vùng miền núi giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật của người chăn nuôi còn hạn chế, do đó công tác phối giống bằng TTNT cho bò chưa nhiều, số lượng bê lai bằng TTNT còn ít. Tỷ lệ bò lai cả nước năm 2015 đạt 52%, các tỉnh miền núi phía Bắc đạt 29%.

Để đàn bò phát triển nhanh về quy mô và chất lượng thì con giống phải thường xuyên được đổi mới về di truyền giống, nhiều nguồn gen chất lượng cao đưa vào thông qua công tác thụ tinh nhân tạo.

Nhằm góp phần cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT cho các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lớp tập huấn lớp “Đào tạo dẫn tinh viên lành nghề” thuộc dự án: “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ”.

Tham dự lớp tập huấn có 15 học viên đến từ 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Phú Thọ. Đối tượng học viên là khuyến nông viên cơ sở và nông dân chủ chốt.

Trong thời gian 15 ngày tập huấn, học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức lý thuyết như: Tổng quan về TTNT; Đặc điểm sinh lý sinh sản; Sự động dục ở bò và kỹ thuật phát hiện động dục; Xác định thời điểm phối giống thích hợp để có tỷ lệ thụ thai cao; Quy trình phối giống bằng tinh cọng rạ; Phương pháp theo dõi đàn bò được TTNT và quản lý dữ liệu…

Phần thực hành giảng viên hướng dẫn cách phát hiện động dục và kỹ thuật TTNT trên tiêu bản và trên bò sống cũng như được hướng dẫn các thao tác và các bước thụ tinh nhân tạo trên bò đang động dục. Ngoài ra các học viên còn được tham quan mô hình áp dụng TTNT và hiệu quả từ phương pháp TTNT.

Kết thúc lớp tập huấn, các học viên được đánh giá phần lý thuyết và thực hành. Kết quả có 93% học viên đạt khá giỏi phần lý thuyết và 87% học viên thực hành thao tác tốt.

Phần thực hành giảng viên hướng dẫn cách phát hiện động dục và kỹ thuật TTNT trên tiêu bản và trên bò sống cũng như được hướng dẫn các thao tác và các bước thụ tinh nhân tạo trên tiêu bản, trên bò sống và bò đang động dục. Ngoài ra tổ chức cho các học viên tham quan mô hình tiên tiến, hiệu quả từ phương pháp TTNT.

Kết thúc tập huấn phần lý thuyết có 93% học viên đạt khá giỏi, 87% học viên thực hành tháo tác tốt.

Sau khóa tập huấn các học viên đã học được một nghề mới nhằm góp phần trong công tác lai tạo, cải tạo giống bò tại địa phương. Tuyên truyền hiệu quả thực tế của phương pháp thụ tinh nhân nhằm đổi được quan điểm tập quán chăn nuôi của người dân, tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận các tiến bộ khoa học mới, chuyển đổi đàn bò địa phương thành đàn bò lai có năng suất chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, đáp ứng và theo kịp tiến trình hội nhập hiện nay.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.