| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn kỹ thuật thâm canh rừng theo hướng FSC

Thứ Tư 10/07/2019 , 08:54 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình vừa tổ chức lớp tập huấn TOT bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật thâm canh rừng theo hướng FSC.

14-50-25_imge
Quang cảnh lớp tập huấn.

Tham gia lớp tập huấn có 30 học viên là cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông đến từ 6 huyện: Đà Bắc, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc và Lạc Sơn.

Tham gia giảng dạy là các chuyên gia từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Đại học Lâm nghiệp. Tại lớp tập huấn, TS. Nguyễn Viết Khoa, Trưởng phòng Đào tạo huấn luyện, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chia sẻ với các học viên về Chứng chỉ Quản lý rừng FSC; các yêu cầu về Chứng chỉ; các nguyên tắc và tiêu chí FSC; đánh giá và kiểm tra rừng theo hướng FSC.

TS. Nguyễn Viết Khoa nhấn mạnh: “Chứng chỉ Quản lý rừng FSC là quá trình điều tra rừng và đất rừng nhằm xác minh rằng chúng đang được quản lý theo các nguyên tắc và tiêu chí FSC. Chứng chỉ Quản lý rừng FSC được thiết kế nhằm đảm bảo rằng việc khai thác gỗ được thực hiện phù hợp về phương diện sinh thái và đem lại lợi ích về kinh tế xã hội cho các cộng đồng địa phương”.

Bên cạnh trao đổi về chứng chỉ quản lý rừng FSC, các học viên còn được tham quan mô hình khuyến nông trung ương “Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung” được triển khai từ tháng 9/2016 tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc. Mô hình trồng giống keo lai mô BV10, BV16 và BV32 đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao trung bình đạt 10m, dự kiến trung bình 1ha cho thu nhập từ 300-400 triệu đồng (sau 10 năm trồng), hiệu quả kinh tế của trồng rừng gỗ lớn tăng gấp nhiều lần so với các loại giống khác.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.