| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 07/11/2019 , 09:11 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 09:11 - 07/11/2019

Tên đường, tên phố cũng rắc rối

Thành phố Cần Thơ vừa thay một loạt biển tên đường cũ bằng biển tên đường mới khá hoành tráng.

Bảng tên đường Tôn Đức Thắng ở Cần Thơ.

Không chỉ có tên danh nhân, mỗi biển tên đường còn có thông tin về chiều dài, điểm đầu - điểm cuối, quê quán và năm sinh - năm mất cùng chức vụ, công trạng của danh nhân.

Chưa hết, trên biển tên đường còn được ghi chú thông tin được đặt theo nghị quyết số bao nhiêu của Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ. Những biển tên đường mới được thí điểm tại những tuyến đường quan trọng thuộc quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và quận Bình Thủy, đồng thời, thành phố Cần Thơ cũng cho gắn những trụ biển báo tên đường mẫu để các địa phương làm theo.

Có thể xem phương pháp sửa đổi biển tên đường của đô thị trung tâm đồng bằng sông Cửu Long là sự đột phá chăng? Theo lý giải của cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ, điều này giúp người dân và du khách hiểu rõ hơn về lịch sử, nhân vật lịch sử và truyền thống văn hóa. Nghe qua thì thấy xuôi tai, nhưng nghĩ lại thấy băn khoăn.

Bởi lẽ, ngoài thông tin “theo nghị quyết số…” hoàn toàn không cần thiết, thì một biển tên đường dày đặc chữ lại rất phản thẩm mỹ. Thuyết giảng về sự nghiệp danh nhân là trách nhiệm của bộ môn lịch sử trong trường học và trình độ tuyên truyền của những người làm văn hóa thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Không thể bắt biển tên đường gánh vác nghĩa vụ ấy! Biển tên đường chỉ nên làm đúng chức năng định vị và khu biệt những con đường khác nhau, nhằm chỉ dấu cho người tham gia giao thông.

Từ lâu, vấn đề đặt tên đường đã gây không ít tranh cãi phiền phức, và đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn mang tính pháp quy. Đặc biệt, những đô thị lớn đang khủng hoảng thiếu quỹ tên đường, đã để xảy ra nhiều sự rắc rối.

Ví dụ, tại TP.HCM ngoài đường Trần Hưng Đạo A và đường Trần Hưng Đạo B, còn có rất nhiều tên đường trùng nhau giữa các quận như đường Hoàng Hoa Thám ở Bình Thạnh hay đường Hoàng Hoa Thám ở Tân Bình, đường Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 hay đường Nguyễn Đình Chiểu ở quận Phú Nhuận, đường Lê Lợi ở quận 1 hay đường Lê Lợi ở quận Gò Vấp… Cá biệt có những tên đường được đặt theo thói quen thường gọi của người dân như đường Cống Lở, đường Tên Lửa, đường Điện Cao Thế, đường Kênh Nước Đen…

Để tránh tình trạng hỗn loạn tên đường, thành phố Hà Nội đang nghiên cứu để triển khai kế hoạch đặt tên đường theo số thứ tự. Đây là dự án rất đáng ủng hộ, vì phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Hà Nội chỉ cần giữ lại những tên đường trong phố cổ mang vết tích thủ đô như Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Bông, Hàng Gai…

Bây giờ đã có nền tảng công nghệ thông tin làm cơ sở để quản lý hữu hiệu những tên đường bằng các con số 1, 2, 3, 4, 5… Và người dân cũng có thể dùng ứng dụng trên điện thoại thông minh để tìm được đường đi dễ dàng hơn. Chỉ nên đặt tên đường danh nhân cho những con phố đặc thù, chẳng hạn đặt tên đường Lê Quý Đôn cho lối vào làng đại học, hoặc đặt tên đường Hải Thượng Lãn Ông cho khu vực tập hợp nhiều hiệu thuốc gia truyền…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm