| Hotline: 0983.970.780

Thảm họa cháy rừng lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại Ý

Thứ Tư 28/07/2021 , 19:30 (GMT+7)

Đám cháy rừng dài 25 dặm, lớn nhất trong nhiều thập kỷ, gây ảnh hưởng tới các trang trại và làng mạc, tàn phá địa điểm du lịch Ý.

Những gì còn sót lại sau đám cháy rừng khủng khiếp ở phía tây Sardinia, Ý. Ảnh: AP.

Những gì còn sót lại sau đám cháy rừng khủng khiếp ở phía tây Sardinia, Ý. Ảnh: AP.

Khoảng 1.000 người dân và khách du lịch đã được sơ tán khỏi các khu vực phía tây Sardinia bị tàn phá trong trận cháy rừng vào cuối tuần qua, khi những cánh rừng, đồng cỏ và làng mạc trên hòn đảo của Ý chìm trong biển lửa.

Thống đốc khu vực, Christian Solinas, cho biết: “Đó là một thảm họa chưa từng có tiền lệ".

Nhà chức trách Ý cho biết không có trường hợp tử vong hoặc bị thương nào được báo cáo. Đám cháy vẫn bùng phát mạnh vào hôm 26/7, dù bốn máy bay cứu hỏa từ Pháp và Hy Lạp tham gia cùng lực lượng cứu hỏa Ý nhằm kiểm soát ngọn lửa.

Kể từ đầu buổi sáng 24/7, khi đám cháy rừng bắt đầu bùng phát ở gần một khu rừng cạnh làng Bonacardo, ít nhất hơn 20.000 héc-ta đã bốc cháy. Hàng trăm con cừu, dê, bò và lợn đã chết sau khi bị mắc kẹt trong chuồng tại các trang trại nằm trên đường đi của đám cháy, bất chấp nỗ lực cứu giúp của các nhân viên khẩn cấp.

Vào tối 25/7, Thủ tướng Mario Draghi của Ý đã bày tỏ "tình đoàn kết hoàn toàn" với những người bị ảnh hưởng bởi đám cháy và đề nghị hỗ trợ cho các nhân viên cứu hỏa làm việc suốt ngày đêm.

Hình ảnh do lính cứu hỏa Ý ghi lại cho thấy một lớp khói dày bao trùm các tòa nhà dân cư, nhà kho và chuồng trại, và ngọn lửa bùng cháy cao ngay sau những biệt thự bên bờ biển ở thị trấn Porto Alabe, một địa điểm du lịch nổi tiếng, cách nơi bắt nguồn của các đám cháy 25 dặm về phía bắc.

Ngọn lửa càn quét qua các canhs rừng bần và rừng sồi nằm trong vùng. Một cây ô liu hàng nghìn năm tuổi là biểu tượng của ngôi làng Cuglieri trên đỉnh đồi đã bị ngọn lửa thiêu rụi.

“Sáng nay, thân cây vẫn còn cháy”, Maria Giovanna Campus, một nhà khảo cổ học đã nghỉ hưu ở địa phương đã viết trên Facebook vào ngày 25/7, và đăng những hình ảnh về cái cây đã chết, thân cây cháy đen, cành treo trên mặt đất.

Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được làm rõ.

Nhưng các chuyên gia cho rằng để ngăn chặn cháy rừng, khu vực rừng  và đồng cỏ cần phải được giữ sạch sẽ và tạo ra các vùng đệm. Tại các khu vực bị ảnh hưởng của Sardinia và những nơi khác ở Ý, các khu đất bị bỏ hoang thường không được bảo dưỡng đúng cách, điều này có thể khiến đám cháy lan rộng.

Cháy rừng thường xảy ra trong môi trường Địa Trung Hải khô hạn của Sardinia vào mùa hè, đặc biệt là khi gió Tây Nam nóng thổi mạnh vào những ngày có nhiệt độ lên tới 40 độ C, như trường hợp đã xảy ra trong vài ngày qua.

Gianfilippo Micillo, người đứng đầu bộ phận điều phối các đám cháy rừng của lực lượng cứu hỏa Ý cho biết: “Đây là những đám cháy có mức độ phi thường khủng k hiếp, nhưng cũng là bình thường theo mùa và tốc độ lan truyền. Mùa hè rực rỡ ở Sardinia với quá nhiều thảm thực vật khô cằn, gió mạnh và nhiệt độ cao diễn ra hàng năm. Những đám cháy này tự tạo ra vi khí hậu và lan truyền rất nhanh”.

Ông Micillo cho biết Ý đang trải qua sự gia tăng các vụ cháy rừng trong năm nay, cứ bốn hoặc năm năm xảy ra một lần, khi những bụi cây thấp và bụi rậm mọc đủ ở những khu vực hoang vắng để trở thành nhiên liệu cho một tia lửa vô tình hoặc cố ý, do hoạt động của con người gây ra.

Lực lượng cứu hỏa cho biết Italy đã ghi nhận thêm gần 13.000 vụ cháy rừng so với năm ngoái, chủ yếu ở các khu vực phía nam Apulia, Calabria và Sicily.

Ông Micillo cũng cho biết cách đây 10 năm, các trận hỏa hoạn thường diễn ra ở vùng Alpine vào mùa đông và ở miền trung và miền nam nước Ý vào mùa hè. Giờ đây, các trận cháy rừng đã kéo dài về thời gian và diện tích, vì nhiệt độ vẫn cao hơn cho đến tháng 10 và thảm thực vật khô héo.

“Và những hiện tượng mới này có liên quan đến biến đổi khí hậu”, ông Micillo nói. “Chẳng hạn ở nước Ý, không còn nghi ngờ gì nữa, đang trở nên nóng hơn”.

Hỏa hoạn liên quan đến biến đổi khí hậu đã tàn phá các khu vực miền Tây Hoa Kỳ và Canada vào mùa hè này, vì nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt đã làm khô héo thảm thực vật.

(Theo NY Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.