| Hotline: 0983.970.780

'Thảm vàng' dưới chân đèo Cao Bắc phân định Cao Bằng - Bắc Kạn

Thứ Tư 24/05/2023 , 17:10 (GMT+7)

Giữa tháng 5, khi đến chân đèo Cao Bắc của huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn trước mắt du khách sẽ là những cánh đồng bạt ngàn đang chuyển màu từ xanh sang vàng.

 

Từ thành phố Cao Bằng tới thành phố Bắc Kạn nếu di chuyển theo trục quốc lộ 3 phải qua cỡ 7 con đèo con có tên, còn đèo dốc không tên thì không đếm xuể. Trong đó, đèo Cao Bắc được xem như ranh giới địa lý giữa 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn với đường ranh giới 2 tỉnh chạy qua phần đỉnh đèo ở vùng giáp ranh bản Khuổi Hoa, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và bản Bể Lê, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

 

Đèo Cao Bắc được đặt theo Quyết định 373-NV của Bộ Nội vụ ngày 23/7/1968, đặt theo chữ đầu tên hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn, thay tên vốn có bằng tiếng Pháp là Đèo Bel Air. Đèo Cao Bắc có độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển nên khung cảnh thiên nhiên ở khu vực này rất hùng vĩ, ấn tượng nhưng cũng không kém phần nguy hiểm vì đôi khi xuất hiện cả sương mù.

 

Trên đèo, du khách sẽ được trải nghiệm các cung đường uốn lượn, những khúc cua gấp với vực đèo sâu thăm thẳm; chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ của mây trời, vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ trùng điệp, xa xa thấp thoáng những ngôi nhà, bản làng ẩn hiện trong sương mù.

 

Sau khi đổ đèo, chạm vào địa giới huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn, 2 bên đường sẽ dần trở nên bằng phẳng, thay thế cho cây cối cổ thụ là những cánh đồng bằng phẳng, rộng tít tắp. Nếu đi qua đây vào giai đoạn tháng 5, tháng 6 du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng vàng ruộm trồng lúa, bí, thuốc lào của bà con.

 

Xuất phát từ thành phố Cao Bằng nhưng nếu điểm đến của du khách là huyện Ba Bể thay vì thành phố Bắc Kạn thì những cánh đồng lọt giữa núi rừng sẽ liên tục xuất hiện trên đường đi. Một trong những cánh đồng rộng lớn, trải dài trong thung lũng tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng là khu vực thuộc bản Nà Ngậm của xã Chu Hương, huyện Ba Bể.

 

Nằm trong lối đi tắt từ quốc lộ 279 sang tỉnh lộ 258, thung lũng bằng phẳng này trải dài khoảng 5km, đoạn rộng nhất có thể lên đến nửa km. Xen giữa những cánh đồng là hệ thống suối Tả Cáp, thượng lưu của sông Hà Hiệu, con sông chảy ngang qua thị trấn Nà Phặc rồi qua xã Hà Hiệu, đến xã Bành Trạch thì đổ vào sông Năng.

 

Do địa hình bằng phẳng, trải dài, đây trở thành những cánh đồng khổng lồ phục vụ bà con địa phương trồng lúa, ngô, bí, thuốc lào, khoai tây hay thậm chí cả cây chè. Ngoài ra, xã Chu Hương còn vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng dong riềng và cây bí xanh.

 

Bí xanh thơm Ba Bể được phục tráng từ giống cây bản địa với hương thơm đặc trưng và đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu quan trọng cho người dân. Hiện quả bí xanh thơm Ba Bể và các sản phẩm từ bí xanh thơm đã có mặt ở các siêu thị tại nhiều địa phương trong cả nước.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Phóng sự 06:45

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Phóng sự 10:23

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

Phóng sự 06:00

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Phóng sự 15:21

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.

Người Hà Nhì giữ cực tây Tổ quốc

Người Hà Nhì giữ cực tây Tổ quốc

Phóng sự 14:38

Nhờ sự tuyên truyền, vận động của đảng bộ, chính quyền xã Sín Thầu, gần 10 năm nay, khu vực biên giới tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) luôn đảm bảo an ninh trật tự.

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

Phóng sự 10:12

Năm 1961, diễn viên trẻ Ngọc Lan tình cờ gặp họa sỹ Ngô Mạnh Lân ở Moscow. Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai nghệ sỹ nhờ mối nhân duyên với Điện Biên Phủ.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm