| Hotline: 0983.970.780

Thắng đậm nhờ trồng cúc dược liệu

Thứ Tư 13/02/2019 , 06:30 (GMT+7)

Làng nghề trồng và chế biến thuốc nam, thuốc bắc thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, Văn Lâm (Hưng Yên) vừa kết thúc vụ thu hoạch cúc dược liệu (cúc hoa) được mùa được giá nhất từ trước đến nay.

10-50-15_thu_hoch_ho_cuc_duoc_lieu
Thu hoạch cúc dược liệu

Bà Đỗ Thị Lệ - Trưởng thôn Nghĩa Trai cho biết: “Trong năm 2018, toàn thôn đã trồng được hơn 10ha cúc dược liệu, nếu tính cả các thôn liền kề như Đại Tài, Ngọc Lịch, Mộc Ty, thì diện tích cúc dược liệu ở khu vực này là gần 20ha. Hầu hết sản lượng hoa cúc sản xuất ra từ các diện tích nói trên, đều được chế biến tại chỗ và xuất bán qua các thương lái trong làng Nghĩa Trai, tổng sản lượng ước đạt 250 tấn, giá trị sản lượng trên 11 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 7 tỷ đồng.

Có thể coi là vụ sản xuất được mùa, được giá nhất từ trước đến nay. Bởi chỉ trong 6 tháng trồng thâm canh cúc dược liệu, các nhà nông đã có được lợi nhuận 10 - 12 triệu đồng/sào (360m2). Những hộ gia đình trồng cúc, kết hợp với chế biến và cung ứng sản phẩm tới đầu mối tiêu dùng, lợi nhuận sẽ tăng hơn gấp bội. Nguyên nhân trồng cúc năm nay đạt thu nhập cao, chủ yếu do giá cúc hoa tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, sản phẩm lại rất dễ bán, không bị phân loại nhiều”.

Gia đình ông Đỗ Văn Huấn (thôn Nghĩa Trai) trồng 7 sào cúc hoa, sau thu hoạch xuất bán toàn bộ sản phẩm, đã thu được hơn 154 triệu đồng, trừ hết các hạng mục đầu tư, còn “bỏ ống” được trên 100 triệu đồng.

Bí quyết trồng cúc hoa đạt hiệu quả cao của gia đình ông Huấn là: Chọn chân ruộng, đất cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, tưới tiêu chủ động. Xới xáo mặt luống thường xuyên. Phủ đất đè khóm, đè cành kịp thời... Cây cúc sẽ phát sinh nhiều mầm nhánh mới, sinh nhiều hoa. Đồng thời phải khẩn trương thu hái hoa khi các cánh ngoài cùng trên bông cúc vừa chớm mở.

“Trồng cúc dược liệu chủ yếu tốn công chăm sóc và thu hoạch, còn đầu tư giống vốn và phân bón không đáng kể. Để sản xuất cúc hoa đạt hiệu quả cao, các gia đình thường phải thuê mượn thêm một số công lao động thời vụ, tùy theo diện tích trồng” – ông Huấn chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thức (thôn Đại Tài) chỉ trồng 3 sào cúc hoa vẫn cần thuê mượn thêm 60 ngày công lao động, chủ yếu cho khâu thu hoạch. Vì thu hái cúc không kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, giảm giá trị sản lượng.

“Thu hái hoa là công việc nhẹ nhàng, người hết tuổi lao động, các cháu thiếu niên, đều có thể tham gia thu hoạch cúc, ngày công có thể đạt 150.000 - 250.000 đồng/người, tùy theo năng suất lao động” – ông Thức cho hay.

10-50-15_cnh_dong_ho_cuc_duoc_lieu

Nét mới trong nghề trồng cúc hoa ở thôn Nghĩa Trai hiện nay là, phần lớn các gia đình ở đây đã không còn sử dụng diêm sinh (lưu huỳnh) trong chế biến và bảo quản hoa cúc. Thay vào đó là sấy chế làm khô kiệt hoa cúc hoàn toàn bằng nhiệt nhân tạo, bảo quản sản phẩm trong các bao gói hút chân không.

Theo đó mọi sản phẩm cúc hoa xuất bán ra từ làng Nghĩa Trai đều đảm bảo vệ sinh an toàn toàn thực phẩm, giúp tăng thêm giá trị sản xuất từ 25 - 40%, cho các gia đình trồng chế biến cúc hoa trong làng.

Bà Lệ (Trưởng thôn Nghĩa Trai) cho biết thêm: Nghề trồng và chế biến cúc hoa trong khu vực, được hình thành và phát triển gắn liền với làng nghề trồng và chế biến thuốc nam, thuốc bắc thôn Nghĩa Trai. Xa xưa cây cúc hoa chủ yếu sản xuất theo hướng tự cấp tự túc tự cấp cho nhu cầu nội tại. Từ sau đất nước thống nhất (năm 1975), đặc biệt từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế thế giới, nghề trồng và chế biến hoa cúc dược liệu ở Nghĩa Trai đã được phát triển mạnh mẽ.

Ngoài trồng chế biến cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực. Mang lại nguồn thu nhập cao không chỉ cho gia đình trực tiếp sản xuất cúc hoa, mà còn giúp làm giàu cho nhiều thương lái chuyên thu mua, chế biến và kinh doanh hoa cúc. Qua đó đã góp phần cùng các cấp chính quyền địa phương đảm bảo an sinh xã hội địa bàn.

Cúc dược liệu hay cúc hoa là tên gọi địa phương của cùng một loại cúc chi vàng. Cúc chi vàng có dạng cây thân thảo, cây có khả năng phân cành khỏe, chiều cao trung bình 35 - 45cm, lá nhỏ chẻ thùy nông, hoa tự màu vàng, mùi thơm nhẹ. Bộ phận có giá trị thu hoạch là các bông hoa trên cây cúc, hoa cúc sau chế biến được coi là một trong những vị thuốc đông y, có tác dụng an thần, giải nhiệt, tiêu độc, chống oxy hóa.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm