| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá phạt các đơn vị xả thải ra sông Mã trên 1,6 tỷ đồng

Thứ Sáu 16/07/2021 , 08:11 (GMT+7)

UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt đơn vị xả thải trực tiếp ra sông Mã trên 1,6 tỷ đồng nhưng không đủ căn cứ để yêu cầu các đơn vị này bồi thường.

Người nuôi cá lồng trên sông Mã không được bồi thường

Hành vi xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã của Công ty Tân Thái Thanh (Bá Thước). Ảnh: VD.

Hành vi xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã của Công ty Tân Thái Thanh (Bá Thước). Ảnh: VD.

Liên quan đến sự cố môi trường khiến hơn 60 tấn cá lồng trên sông Mã của người dân huyện Bá Thước bị chết, UND tỉnh Thanh Hóa vừa ra các quyết định xử phạt các đơn vị  trên địa bàn các huyện Bá Thước, Quan Hóa có hành vi xả thải trực tiếp ra sông Mã.

Trước đó, giữa tháng 3 đến cuối tháng 4/2021, nước sông Mã đoạn chảy qua huyện Bá Thước và Cẩm Thủy đổi màu đen, bốc mùi hôi thối. Hàng chục tấn cá lồng nuôi của người dân và nhiều loài thủy sản tự nhiên trên sông Mã chết trắng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp thủy sản trên sông Mã bị chết bất thường, gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá lồng.

Một cơ sở chế biến tre luồng tại huyện Quan Hóa xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã. Ảnh: VD.

Một cơ sở chế biến tre luồng tại huyện Quan Hóa xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã. Ảnh: VD.

Sau khi sự việc xẩy ra, đoàn liên ngành của tỉnh Thanh Hóa được thành lập, đi kiểm tra, bắt quả tang các đơn vị có hành vi chôn ống ngầm, hoặc bơm trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã; không lưu chất thải rắn...

Bài liên quan

Trong quá tình kiểm tra, 9 cơ sở sản xuất ngành hàng mã, bột giấy ở huyện Quan Hóa cũng bị phát hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng như lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành và các công trình sản suất khác khi chưa được cấp phép...

Theo các quyết định xử phạt, Hợp tác xã (HTX) chế biến lâm sản Quan Hóa bị phạt 160 triệu đồng; HTX chế biến lâm sản Sông Mã (cơ sở 1) phạt 180 triệu đồng; HTX chế biến lâm sản Sông Mã cơ sở 2, bị phạt 160 triệu đồng; HTX Xuân Dương bị phạt 140 triệu đồng; Công ty Duyệt Cường bị phạt 160 triệu đồng; HTX Hà Long bị phạt 140 triệu đồng; Công ty đầu tư và phát triển Hạnh Nguyễn bị phạt 130 triệu đồng; Công ty thương mại vận tải Hoàng Vân bị phạt 110 triệu đồng; HTX Hợp Phát bị phạt 130 triệu đồng; công ty Quyết Duy Tiến và Đồng Tâm TH mỗi doanh nghiệp 160 triệu đồng. Tổng số tiền các đơn vị này bị xử phạt là 1.630.000.000 đồng.

Nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Mã, đoạn đi qua huyện Bá Thước trắng tay khi trên 60 tấn cá chết. Ảnh: VD.

Nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Mã, đoạn đi qua huyện Bá Thước trắng tay khi trên 60 tấn cá chết. Ảnh: VD.

Ngoài xử phạt hành chính, các cơ sở bị dừng hoạt động 30-90 ngày, buộc khắc phục lỗi vi phạm, khi đủ điều kiện về bảo vệ môi trường mới được sản xuất trở lại. Những đơn vị không thể khắc phục được điều kiện bảo vệ môi trường sẽ bị dừng hoạt động hoặc chuyển đến 1 địa điểm khác theo quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.

Theo yêu cầu của UBND tỉnh Thanh Hóa, chủ những cơ sở này phải tháo dỡ công trình vi phạm trong thời gian 30 ngày và chịu mọi chi phí phát sinh nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành hoặc rút giấy phép.

Trên nóng, dưới vẫn lạnh; người nuôi cá lồng cắn răng chịu đựng

Một số đơn vị chế biến tre luồng xả thải trực tiếp chất thải rắn ra sông. Ảnh: VD.

Một số đơn vị chế biến tre luồng xả thải trực tiếp chất thải rắn ra sông. Ảnh: VD.

Thời điểm cá chết trắng trên sông Mã, cơ quan chức năng đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và khẳng định, cá chết không phải do dịch bệnh, không do các loại nấm gây ra. Điều này càng khiến người dân bức xúc vì cho rằng, cá chết là do nước sông Mã ô nhiễm nghiêm trọng và việc xả thải trực tiếp của các cơ sở chế biến tre luồng dọc sông Mã là nguyên nhân trực tiếp.

Hàng năm công an tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa đều tiến hành kiểm tra các cơ sở sau các sự cố môi trường.

Tuy nhiên, sự việc vẫn chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hành vi xả thải trực tiếp ra sông Mã; tạm dừng hoạt động một số cơ sở sau đó lại tiếp tục cho phép hoạt động trở lại.

Hành vi chôn ống ngầm chỉ được phơi bày sau khi Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng chỉ đạo, yêu cầu chính quyền địa phương và ngành chức năng quyết liệt truy tìm thủ phạm đầu độc sông Mã.

Không tìm được thủ phạm khiến cá chết đồng nghĩa với việc các hộ dân nuôi cá lồng trên sông Mã sẽ không được đền bù thiệt hại.

Trước sự việc này, ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho rằng, điều quan trọng nhất là cơ quan chức năng cần phải chỉ rõ thủ phạm khiến cá chết.

Nếu chỉ xử phạt các đơn vị này mà không có bồi thường thì người dân quá thiệt thòi.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa chỉ xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà không quy được trách nhiệm của các đơn vị này dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Mã thời gian qua. Ảnh: TT.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa chỉ xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà không quy được trách nhiệm của các đơn vị này dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Mã thời gian qua. Ảnh: TT.

“Hàng năm, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường đều kiểm tra, xử phạt các hành vi xả thải trực tiếp ra sông Mã nhưng tại sao sự việc vẫn tái diễn từ năm này qua năm khác? Việc xả thải không phải năm nay mới xuất hiện mà đã xuất hiện từ lâu. Điều quan trọng nhất là phải xác định rõ nguyên nhân cá chết, thủ phạm gây cá chết để đền bù cho người dân” – ông Khoa cho hay.

Công an tỉnh Thanh Hóa né tránh cung cấp thông tin xả thải trực tiếp ra sông Mã

Ngày 14/4/2021, PV Báo Nông nghiệp Việt Nam trực tiếp đặt lịch làm việc với Sở Tài nguyên & Môi trường và Công an tỉnh Thanh Hóa về sự cố môi trường trên sông Mã khiến trên 60 tấn cá bị chết. Sau khi ghi nội dung yêu cầu cung cấp thông tin, cả hai đơn vị này đều cho biết sẽ chỉ trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 tháng Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn không có phản hồi dù trước đó PV đã nhiều lần liên hệ.

  • Tags:
Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.