| Hotline: 0983.970.780

Môi trường nuôi trồng thủy sản ở Thanh Hóa bị đe dọa nghiêm trọng

Bài 3: Nếu con người hiểu được 'tiếng kêu gào' của dòng sông...

Thứ Ba 06/07/2021 , 08:01 (GMT+7)

Cơ sở chế biến tre luồng gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Đây là hệ quả của việc buông lỏng quản lý trong một thời gian dài.

Chỉ vài chục Km sông Mã qua huyện Quan Hóa, Bá Thước có đến 13 cơ sở chế biến tre luồng với hàng chục xưởng chế biến và một số nhà máy chế biến tinh bột sắn bố trí sát bờ sông. Hoạt động và xả thải trực tiếp vô tội vạ ra sông Mã đã khiến môi trường nuôi trồng thủy sản ô nhiễm nghiêm trọng.

Chỉ vài chục Km sông Mã qua huyện Quan Hóa, Bá Thước có đến 13 cơ sở chế biến tre luồng với hàng chục xưởng chế biến và một số nhà máy chế biến tinh bột sắn bố trí sát bờ sông. Ảnh: Tâm Phùng.

Chỉ vài chục Km sông Mã qua huyện Quan Hóa, Bá Thước có đến 13 cơ sở chế biến tre luồng với hàng chục xưởng chế biến và một số nhà máy chế biến tinh bột sắn bố trí sát bờ sông. Ảnh: Tâm Phùng.

Sau sự cố cá trên sông Mã chết vào giữa tháng 3 đến cuối tháng 4/2021, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các huyện Quan Hóa, Bá Thước mới quyết liệt vào cuộc. Nhiều lỗ hổng trong công tác giám sát, quản lý của ngành chức năng và chính quyền địa phương đã lộ rõ. Vấn đề là cần tìm phương án để vừa đảm bảo phát triển kinh tế và đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản bền vững.

Bài liên quan

Theo tìm hiểu của PV, đa phần những cơ sở này chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường nhưng đã hoạt động từ nhiều năm nay. Sau khi vào cuộc, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, trong một thời gian dài nhiều cơ sở chế biến tre luồng trên địa bàn 2 huyện Bá Thước, Quan Hóa đã có hành vi xả thải trực tiếp nước thải ra sông Mã. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nước sông ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa môi trường nuôi trồng thủy sản trên sông Mã.

Nhiều cơ sở đã bị tạm đình chỉ hoạt động từ 3-6 tháng để hoàn thiện hồ sơ thủ tục và hoàn thiện các công trình xử lý nước thải.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2018 đến hết năm 2020, qua kiểm tra cho thấy, các cơ sở chế biến tre luồng trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước có nhiều vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Các nhóm hành vi vi phạm chủ yếu là thiếu hồ sơ, thủ tục về môi trường; chưa đầu tư đầy đủ hệ thống xử lý nước thải hoặc đã đầu tư nhưng vận hành không đúng quy trình kỹ thuật, không thường xuyên; xả nước thải chưa đạt quy chuẩn cho phép ra môi trường; lắp đặt đường ống ngầm để xả thải trái phép hoặc bơm trực tiếp nước thải từ các hồ chứa ra sông Mã; quản lý, xử lý chất thải rắn không đúng quy định.

Nguồn nước ô nhiễm lộ thiên từ các cơ sở chế biến tre luồng trên địa bàn huyện Bá Thước. Ảnh: Tâm Phùng.

Nguồn nước ô nhiễm lộ thiên từ các cơ sở chế biến tre luồng trên địa bàn huyện Bá Thước. Ảnh: Tâm Phùng.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hanh Hóa đã nhiều lần xử phạt hoặc tham mưu cho UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 13 đơn vị với tổng số tiền phạt 800.000.000 đồng.

Sở cũng đã yêu cầu 10 đơn vị tạm dừng hoạt động để đầu tư đầy đủ các công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ để được xem xét, cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 3 cơ sở do có hành vi lắp đặt đường ống, thiết bị xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã.

Tuy nhiên, đến năm 2021, việc vi phạm của các cơ sở này vẫn chưa dừng lại.

Ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho rằng, trước tình trạng vi phạm tái diễn, UBND tỉnh Thanh Hóa không thể để các cơ sở này tiếp tục hoạt động nếu không có đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Theo ý kiến của ông Khoa, ngoài việc ráo riết tìm ra thủ phạm đầu độc sông Mã, cơ quan chức năng và UBND tỉnh Thanh Hóa cần quy hoạch, “gom” các cơ sở này vào một vùng để tổ chức sản xuất. Việc bố trí cơ sở chế biến tre luồng nằm cạnh sông Mã là không hợp lý.

Chúng được tuồn thẳng ra sông Mã theo đường ống lộ thiên hoặc ống ngầm dưới lòng sông, gây ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tâm Phùng.

Chúng được tuồn thẳng ra sông Mã theo đường ống lộ thiên hoặc ống ngầm dưới lòng sông, gây ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tâm Phùng.

Khoảng thời gian 3-6 tháng tạm dừng hoạt động các cơ sở chế biến tre luồng tại Thanh Hóa cũng mang đến nhiều hệ lụy về phát triển kinh tế của 2 huyện Bá Thước, Quan Hóa.

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích tre luồng rất lớn với khoảng gần 8 vạn ha, tập trung tại các huyện Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh... Cây luồng được xác định là cây giảm nghèo cho đồng bào dân tộc các huyện miền núi Thanh Hóa.

Khi các cơ sở chế biến tạm dừng hoạt động, tre luồng ở địa phương này tắc đầu ra, tư thương thu mua nhỏ giọt với giá thấp, chở ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế người dân thuộc các huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa.

Gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin về các sự cố môi trường gây thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản

Ngày 14/4, PV Báo Nông nghiệp Việt Nam liên hệ với Công an tỉnh Thanh Hóa để tìm hiểu nội dung liên quan đến sự cố môi trường trên sông Mã. Sau khi thực hiện yêu cầu, ghi các nội dung cần tiếp cận, PV được hẹn sẽ trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, sau rất nhiều cuộc điện thoại, đại diện Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn khất lần. Đến nay, tức là sau gần 3 tháng, Báo NNVN vẫn không được cơ quan chuyên môn Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời như đã hứa.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.