| Hotline: 0983.970.780

Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai

Thứ Tư 26/02/2020 , 09:58 (GMT+7)

Tổng diện tích khu là 2.071,5 ha; gồm phân vùng Ô Lâu (1.270 ha), phân vùng Cồn Tè – Rú Chá (187 ha) và 23 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản (614 ha).

Rừng ngập nước trên phá Tam Giang. Ảnh: Tiến Thành.

Rừng ngập nước trên phá Tam Giang. Ảnh: Tiến Thành.

Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 799 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 1.242 ha; phân khu dịch vụ - hành chính: 29,5 ha.

Hoạt động nuôi trồng của người dân trên vùng đầm phá Tam Giang. Ảnh: Tiến Thành.

Hoạt động nuôi trồng của người dân trên vùng đầm phá Tam Giang. Ảnh: Tiến Thành.

Theo tỉnh Thừa Thiên- Huế, việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai nhằm giảm thiểu các tác động làm suy giảm chất lượng môi trường sống, ảnh hưởng đến cấu trúc của hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản; tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái trong khu bảo tồn, thích ứng với những biến động tự nhiên của đầm phá và biến đổi khí hậu.

Đồng thời, bảo tồn, phục hồi được sinh cảnh, các hệ sinh thái đặc thù, quan trọng, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, phục hồi và phát triển quần thể của các loài chim hoang dã, quý hiếm và phát triển phân vùng Ô Lâu trở thành "sân chim" tiêu biểu của khu vực và toàn quốc.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.