| Hotline: 0983.970.780

Thành lập thí điểm 5 nhóm truyền thông bảo tồn cộng đồng

Thứ Tư 07/09/2022 , 10:55 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Nhóm Truyền thông cộng đồng hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học...

Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ nhằm mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực rừng có giá trị cao về đa dạng sinh học của quốc gia. Quảng Bình là một trong 6 tỉnh tham gia thực hiện các hoạt động thuộc Hợp phần 2 của Dự án này. Tại đây, Dự án sẽ tập trung triển khai thực hiện tại các xã thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong.

Một nhóm truyền thông bảo tồn cộng đồng.

Một nhóm truyền thông bảo tồn cộng đồng.

Trong đó, các hoạt động tuyên truyền được tập trung thực hiện nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã thông qua các phương pháp thay đổi hành vi, gồm hỗ trợ tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm giảm nhu cầu về sản phẩm động vật hoang dã; nhóm hoạt động khuyến khích sáng kiến cộng đồng chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong chuỗi hoạt động truyền thông thuộc Kế hoạch hoạt động năm 2022 đã được phê duyệt, Dự án VFBC tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan hỗ trợ thành lập 5 Nhóm Truyền thông bảo tồn cộng đồng trên địa bàn các xã Thượng Trạch, Phúc Trạch, Thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch ), xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) và xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy). Mỗi nhóm có từ 25 – 30 thành viên.

Nhiệm vụ chính của các Nhóm Truyền thông cộng đồng là tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng xã hội về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng nhằm góp phần ngăn chặn các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học vùng lõi và vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, từng bước đi đến ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về rừng và động vật hoang dã.

Ban điều hành nhóm là đại diện chính quyền địa phương cấp xã, hoạt động trên cơ sở điều lệ được thống nhất và cam kết hợp tác của các thành viên tham gia; thu hút những người tự nguyện cùng sở thích để tuyên truyền, giáo dục vận động để thành viên chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học...

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất