| Hotline: 0983.970.780

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lập nhiều trạm quan trắc môi trường tự động

Thứ Ba 10/12/2019 , 09:01 (GMT+7)

6 trạm thử nghiệm ở các lĩnh vực như nguồn nước, không khí, đất... sẽ cung cấp thông tin cho người dân để cùng giám sát.  

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT - Ảnh: P.Nguyễn.

Ô nhiễm không khí tại TP.HCM là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong kỳ họp thứ 17, HĐND TP.HCM khóa IX. Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí cho hay, theo đánh giá chủ quan thì TP.HCM là một trong những đô thị ô nhiễm nhất của cả nước và khu vực. Giám đốc Sở TN-MT đánh giá tổng thể về chất lượng không khí, nước, tiếng ồn và cần có những giải pháp gì để bảo vệ môi trường, không để xảy ra ô nhiễm không khí như thời gian vừa qua để bảo vệ sức khỏe cho người dân?

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT cho hay, vấn đề ô nhiễm môi trường phải được nhận diện và đánh giá hết sức chính xác.

Hiện trên địa bàn TP có 327 điểm đặt trạm quan trắc thủ công. Đến cuối năm 2019, sẽ đưa vào vận hành thử 6 trạm quan trắc tự động (trong gói đầu tư 58 trạm quan trọng của TP) ở các lĩnh vực như nguồn nước, không khí, đất... để đưa ra thông số về môi trường. Chất lượng môi trường được thông tin trên 48 bảng điện tử thông tin giao thông cho người dân biết và giám sát, có ý kiến phản ánh.

Trong trang web của Sở TN-MT và trong trang web của trung tâm quan trắc có đầy đủ thông tin và chỉ số. Do hiện nay số trạm quan trắc tự động ít nên thời gian công bố có lệch so với chất lượng không khí hiện tại.  

“Giải pháp tới đây là sẽ bổ sung đầu tư các trạm quan trắc tự động cho đầy đủ. Như vậy, thời gian quan trắc liên tục, đảm bảo yêu cầu. Một đô thị lớn như TP.HCM không thể nào buông lỏng việc quan trắc chất lượng môi trường để từ đó đưa ra những thông số. Chính vì vậy, thời gian qua TP.HCM đưa ra hiện tượng mù quang hóa là hiện tượng ô nhiễm từ hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng tạo ra các bụi mịn ở các kích thước khác nhau. Để qua đó cùng Sở Y tế đưa ra thông tin cảnh báo và phối hợp với các ngành thực hiện các giải pháp, hạn chế việc xả thải từ các phương tiện giao thông (800.000 ô tô, 8 triệu xe gắn máy)…

Cuối năm 2020, đầu năm 2021 TP sẽ đầu tư thêm 50 trạm quan trắc chất lượng môi trường từ không khí, nước, nước dưới mặt đất... kể cả vấn đề sụt lún của TP để phối hợp với các ngành đưa ra giải pháp tổng thể về môi trường”, ông Thắng thông báo.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.