| Hotline: 0983.970.780

Thanh tra phân bón như "gà mắc tóc"

Thứ Ba 25/05/2010 , 10:38 (GMT+7)

Ngày 24/5, tại Nha Trang (Khánh Hoà), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác thanh kiểm tra phân bón năm 2009 và một số giải pháp năm 2010 các tỉnh phía Nam.

* Xé rào: Hay nhưng phạm luật

Ảnh minh họa
Ngày 24/5, tại Nha Trang (Khánh Hoà), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác thanh kiểm tra phân bón năm 2009 và một số giải pháp năm 2010 các tỉnh phía Nam.

Tổng hợp báo cáo của các địa phương, báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết tỷ lệ số mẫu phân kém chất lượng năm 2009 chiếm 48,78%, cao hơn năm 2008 là 1,6%. Điều đáng ghi nhận là số mẫu cũng như mức độ kém chất lượng của các Cty sản xuất lớn có thương hiệu đều không đáng kể, các mẫu vi phạm chủ yếu là các Cty SX nhỏ, không tên tuổi, thị phần rất bé.

Tuy nhiên việc đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra phân bón là chuyện không dễ. Cả nước (có lẽ) chưa có tỉnh nào có đội ngũ thanh tra chuyên ngành hùng mạnh như Khánh Hòa với biên chế hơn 60 người. Khác với các tỉnh khác, thanh tra ngành NN- PTNT tỉnh này được tổ chức như một “siêu phòng thuộc sở” gom hết các thanh tra giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thú y, thủy sản vào một đầu mối với kinh phí phân bổ từ ngân sách tỉnh năm 2009 là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên theo phát biểu của một số tỉnh thì việc “xé rào” của Khánh Hòa tuy mang lại hiệu quả nhưng vi phạm luật thanh tra, vì theo điều 23 của luật này thì không có chuyện có lực lượng thanh tra chuyên ngành trực thuộc Sở.

Ngược lại với Khánh Hòa, Đắk Lắk có tới 570.000 ha canh tác và lượng phân bón các loại sử dụng hàng năm cho tỉnh này lên tới 0,7 triệu tấn nhưng lực lượng thanh tra giống và phân bón chỉ có 4 biên chế, trong đó có 1 đang nghỉ thai sản, tổ có một lãnh đạo nên số thanh tra viên thực tế chỉ còn 2. Với lực lượng như vậy, với kinh phí được cấp năm 2009 là 100 triệu đồng nên không thể nhớ hết con số 500 cơ sở phân bón trên địa bàn chứ chưa nói đến chuyện quản lý chất lượng.

Báo cáo của Cục Trồng trọt còn cho biết do quá tải phân tích nên các mẫu phân bón do thanh tra gửi đi phân tích thường có độ trễ từ 1,5 – 2 tháng. Bởi vậy khi phát hiện ra phân kém chất lượng thì đối tượng vi phạm đã “cao chạy xa bay”.

XÃ HỘI HÓA LẤY MẪU, PHÂN TÍCH – CON ĐƯỜNG SÁNG

Ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT

Nông dân hiện nay phải mua phân bón (và các VTNN khác) đắt hơn giá trị thực 30% vì: 1) Qua quá nhiều trung gian; 2) Nông dân mua chịu với lãi suất 2%/tháng; 3) Mua đắt vì không đúng chất lượng; 4) Mua đắt vì kém hiểu biết. Bởi vậy DN muốn phát triển bền vững thì phải cùng nhà nước giảm thiểu thiệt thòi cho nông dân.

Cần ban hành quy chuẩn quốc gia về điều kiện SX phân bón. Hiện nay việc cấp phép còn tràn lan, tiêu chí còn chung chung, không định lượng nên dễ có nhiều DN làm ăn không chân chính trà trộn; Cần đẩy mạnh thanh kiểm tra từ nguồn SX thì việc “hậu kiểm” sẽ trở nên nhẹ nhàng vì cả nước chỉ có 500 cơ sở sản SX bón.

Nhiều ý kiến cho rằng kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào việc lấy mẫu. Năm 2009, Cục Trồng trọt đã tập huấn và cấp chứng chỉ cho 300 người lấy mẫu trên cả nước. Việc tập huấn cấp chứng chỉ là một chuyện còn việc lấy mẫu thực tế lại là một chuyện khác. Vì nếu theo đúng bài bản thì việc lấy mẫu rất “khổ ải”, có khi phải tháo tung ra 10 bao phân trộn lại rồi chia nhỏ nhiều lần để cuối cùng lấy 3kg chia làm 3. Việc làm đó có khi mất cả ngày, đấy là chưa kể sự bất hợp tác của các đại lý.

Bởi vậy việc lấy mẫu chủ yếu vẫn dùng xiên (như xiên kiểm tra gạo). Trong lúc phân NPK của Việt Nam phần lớn vẫn là phân trộn, có kích cỡ hạt và trọng lượng riêng khác nhau nên rất khó lấy mẫu đại diện cho lô hàng.

Ngoài ra các phòng phân tích cũng “có vấn đề”. Ngoài việc quá tải dẫn đến chậm trễ từ 1,5 – 2 tháng thì kết quả phân tích của các phòng phân tích khác nhau, cùng một phòng phân tích một mẫu nhưng ở 2 thời điểm khác nhau cũng có một dung sai quá lớn. Cty cổ phần HS có một lô hàng xuất khẩu gửi mẫu đi phân tích 3 phòng thí nghiệm khác nhau cho ra 3 kết quả khác nhau và cuối cùng Cty này phải thuê một phòng phân tích nước ngoài. Từ thực tế đó, nhiều ý kiến đề xuất cần đầu tư nhiều phòng phân tích hiện đại mới đáp ứng được nhu cầu.

Nếu cứ theo “đà” thì không biết bộ máy thanh tra và phòng phân tích phải phình ra cỡ nào? Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt thì biên chế của nhà nước sẽ không tăng mà nhiệm vụ thanh kiểm tra phân bón (và các VTNN khác) vẫn có thể hoàn thành nếu biết xã hội hóa công tác này.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.