| Hotline: 0983.970.780

Thày Cẩn trong tôi

Thứ Hai 28/02/2011 , 06:00 (GMT+7)

Chúng tôi học khóa 42 (1997 - 2001) và chỉ được biết GS Nguyễn Tài Cẩn là cha đẻ của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Những điều liên quan đến GS với chúng tôi cứ như huyền thoại bởi nó được toát ra từ lời kể của những GS đã được học thày trực tiếp, từ những thày cô giáo trong và ngoài trường; và vì lúc đó thày sống ở nước Nga xa xôi.

Chúng tôi học khóa 42 (1997 - 2001) và chỉ được biết GS Nguyễn Tài Cẩn là cha đẻ của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Những điều liên quan đến GS với chúng tôi cứ như huyền thoại bởi nó được toát ra từ lời kể của những GS đã được học thày trực tiếp, từ những thày cô giáo trong và ngoài trường; và vì lúc đó thày sống ở nước Nga xa xôi.

GS Nguyễn Tài Cẩn đối chiếu một bản Truyện Kiều mới phát hiện tại Khu lưu niệm Nguyễn Du (đầu năm 2009) Ảnh: Thảo Nguyên

Mọi điều chỉ là được nghe và thực sự biết GS qua cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - từ ghép - đoản ngữ. Có thể nói, bắt đầu từ cuốn sách này chúng tôi bắt đầu hiểu rõ hơn về câu nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” và cũng nhìn thấy từ đó tính hệ thống, tính khả thi để vững lòng đi qua những thách thức công việc sau này. Đến giờ, chúng tôi vẫn rất tự hào vì đã được học cuốn sách này vì nó nằm trong một bộ ba cuốn được giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình khoa học. Ngoài ra chúng tôi cũng được học Nguồn gốc quá trình hình thành cách đọc Hán Việt và sau này, giáo trình của GS được chính người cháu ngoại của mình - ThS Hà Thị Tuệ Thành trực tiếp giảng dạy. Cuốn sách thứ ba Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt cho đến nay vẫn là một đỉnh cao mà các nghiên cứu sinh của khoa cần phải chinh phục.

Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sinh ngày 2/5/1926, tại làng Thượng Thọ (nay thuộc xã Thanh Văn), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (xem thêm bài “Lẫy lừng một dòng họ”, NNVN số 19, ra ngày 27/1/2011). Năm 2000 giáo sư Nguyễn Tài Cẩn được Nhà nước VN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm 2008 giáo sư được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân.

Cơ hội đầu tiên đến với chúng tôi khi thày về nước năm 1999. Đầu giờ học môn Ngôn ngữ học đại cương, GS Đinh Văn Đức cùng vào lớp với một ông già gầy gò, chúng tôi ngạc nhiên lắm. Trong khi nghiêm túc đứng lên chào GS của mình và người khách lạ, chúng tôi cũng tò mò quan sát ông. Tuy gầy và không cao lắm với mái tóc đang là mốt của thanh niên thời đó, nhưng đấy là một con người có vẻ vĩ đại với đôi mắt sáng, vầng trán rộng và hơi nghiêm nghị. Chúng tôi ồ lên sung sướng khi nghe lời giới thiệu của GS Đinh Văn Đức. Mọi ấn tượng ban đầu đều đúng trừ sự nghiêm nghị.

Tôi vẫn nhớ, cả lớp đã cười nghiêng ngả khi nghe thày kể chuyện, toàn những chuyện thày làm công đoàn thời bao cấp, cuối năm phải đi tìm nguồn cải thiện về thực phẩm cho cán bộ nhưng chung quy chúng đều liên quan đến ngôn ngữ học. Những mẩu chuyện đó đã khiến tình yêu đối với ngôn ngữ học của cả lớp K42 chúng tôi ngày ấy được khẳng định. Chúng tôi tự tin hơn với một ngành học thật khó, thật khô vì nhờ GS, chúng tôi cũng biết rằng nó rất hấp dẫn và lãng mạn. Tôi tin rằng các bạn lớp tôi ngay ấy, 83 đứa sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giờ vẫn nhớ kỉ niệm về những khoảnh khắc quý giá đó. Giờ đây, tôi ước gì ngày ấy có cái máy ảnh kĩ thuật số nhỏ gọn để có thể lưu lại những hình ảnh với thày.

Cơ hội thứ hai lại đến khi chúng tôi được dự lễ mừng thọ GS 80 tuổi (năm 2006). Tôi vẫn nhớ GS ngồi trong cái ghế mây trắng, bên cạnh có cây ba toong trên sân khấu của hội trường tầng 8 nhà E và nói chuyện vô cùng hóm hỉnh nhưng cũng hết sức sắc sảo về chiến lược của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hôm đó là một ngày dài với tất cả các giảng viên của khoa. Một ngày dài nhưng hạnh phúc. Trong buổi nói chuyện thân mật với các GS và giảng viên sau đó ở khoa, tôi thấy GS hỏi thăm từng học trò cũ của mình và nhận xét hết sức sắc sảo về những công trình gần đây của họ.

GS nói chuyện về những nghiên cứu của mình, những kỉ niệm và những cơ duyên với các công trình đó. Với những giảng viên trẻ, chúng tôi hiểu GS đã gửi những thông điệp cần thiết qua những câu chuyện, những niềm vui khi nghiên cứu một vấn đề và sự trung thực về khoa học trong đó. Lần này, có dịp gần GS lâu hơn, tôi thấy đó quả thật là một con người rất gần gũi, chân thành và yêu nghề đến hơi thở cuối cùng. Tôi chắc rằng, GS sẽ mãi làm việc nếu trái tim còn đập.

Đêm nay, một mình ở nơi xa quê nhà, nhận được tin GS qua đời, trong tôi đan xen thật nhiều cảm xúc. Đó là sự kính trọng của một học trò với một vị GS đáng kính, là nỗi đau mất mát của một người cháu với ông và sự tiếc nuối vô hạn của một người mới vào nghề đối với cha đẻ của ngành. Mong rằng những bản thảo, những ý tưởng của GS tiếp tục là kim chỉ nam cho bước đường nghiên cứu lâu dài của chúng tôi.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm