| Hotline: 0983.970.780

Ô nhiễm đất & nước - Giải pháp nào?

Thay đổi ngay nhận thức về phân bón

Thứ Năm 15/12/2016 , 10:20 (GMT+7)

Đến thời điểm này, Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã tiến hành khảo, kiểm nghiệm hàng ngàn sản phẩm phân bón. Trong đó chủ yếu là phân bón NPK.

Mặc dù chủng loại phân bón NPK ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng nâng cao nhưng trên thị trường chỉ có một vài sản phẩm phân bón chiến lược, được nông dân sử dụng phổ biến.

15-46-11_o-nhiem-dt-2
Đất nông nghiệp đang bị thoái hóa do sử dụng phân bón mất cân đối. Ảnh: PV
 

Thậm chí, một sản phẩm phân bón NPK có thể được dùng cho nhiều loại cây trồng khác nhau, hoặc cho cùng một cây trồng trên các vùng đất khác nhau.

Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi một loại cây trồng ở mỗi chất đất, mỗi vùng sinh thái là rất khác nhau. Như vậy, cùng một loại phân bón NPK sẽ không đáp ứng đúng nhu cầu của cây trồng, gây ra hiện tượng chỗ thừa, chỗ thiếu.

Trước đây, một số nước như Thái Lan, nông dân cũng sử dụng rất nhiều phân bón NPK. Tuy nhiên, họ đang có xu hướng sử dụng phân đơn (phân bón NPK thường chỉ được sử dụng trong kỳ bón lót để cây trồng đủ dưỡng chất ban đầu).

Tùy từng thời kỳ sinh trưởng và biểu hiện của cây trồng, nông dân sẽ biết cần bón loại phân gì để cung cấp lượng vừa đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Như thế, hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao và sự thất thoát phân bón sẽ giảm thiểu.

Nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải phổ biến kiến thức cho nông dân. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa mong muốn được kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để tập huấn cho đội ngũ khuyến nông viên các cấp.

 Nội dung tập huấn nhấn mạnh vào việc hướng dẫn cách thức nhận biết chất lượng đất trực tiếp ngoài đồng ruộng bằng các phương pháp đơn giản và nhận biết nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng thông qua biểu hiện về sinh trưởng của cây, từ đó hướng dẫn nông dân bón phân hợp lý.

Viện cũng đang thực hiện đề tài nghiên cứu sản xuất phân bón qua nước tưới cho những cây trồng giá trị cao như cà phê, hồ tiêu, điều, thanh long, cam...

 Từ việc sử dụng phân bón qua nước tưới, chúng ta có thể đưa phân bón trực tiếp vào vùng rễ với lượng vừa đủ cho cây trồng và có thể bón làm nhiều lần (thay vì 4 lần/vụ) để không gây dư thừa, gây ô nhiễm đất.

Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ chiến lược là phải có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân vô cơ. Việc bón phân hữu cơ sẽ làm giảm thiểu những tổn hại do sử dụng quá mức phân bón vô cơ đối với đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của đất.

Tuy nhiên, muốn người dân đồng tình ủng hộ, trước tiên cần phải giúp họ nhận thức được rằng việc bảo vệ môi trường đất vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của chính họ. Cần tạo ra một thị trường minh bạch về chất lượng sản phẩm, phân định rõ từng phân khúc sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất