| Hotline: 0983.970.780

Thí điểm sản xuất lúa sử dụng phân bón hữu cơ

Thứ Hai 15/04/2024 , 17:31 (GMT+7)

KIÊN GIANG Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang chọn hợp tác xã ở 3 huyện là Châu Thành, Giồng Riềng và Tân Hiệp triển khai thí điểm sản xuất lúa sử dụng phân bón hữu cơ.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang và Công ty CP Đầu tư TTP Global bắt tay hợp tác và ký kết thỏa thuận thực hiện mô hình thử nghiệm sản xuất lúa sử dụng phân bón hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang và Công ty CP Đầu tư TTP Global bắt tay hợp tác và ký kết thỏa thuận thực hiện mô hình thử nghiệm sản xuất lúa sử dụng phân bón hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang và Công ty CP Đầu tư TTP Global vừa ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện mô hình thử nghiệm sản xuất lúa sử dụng phân bón hữu cơ thương hiệu HUMIC Hoa Kỳ trên lúa hè thu năm 2024.

Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang sẽ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Hội Nông dân các huyện khảo sát, chọn 3 hộ nông dân với quy mô diện tích 3ha, tham gia thực hiện mô hình thử nghiệm sản xuất lúa sử dụng phân bón hữu cơ HUMIC Hoa Kỳ. Đồng thời, chọn từ 1-2 hợp tác xã nông nghiệp/huyện có diện tích từ 100 ha trở lên, kết nối để Công ty CP Đầu tư TTP Global đầu tư phân bón hữu cơ sản xuất lúa, trả chậm vào cuối vụ. Năm 2024, có 3 huyện được Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang chọn triển khai thí điểm gồm Châu Thành, Giồng Riềng và Tân Hiệp.

Ngoài đầu tư phân bón, phía Công ty CP Đầu tư TTP Global sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao kỹ năng sản xuất lúa hữu cơ cho nông dân tại địa phương tham gia mô hình.

Xem thêm
Rầy bông xoài và cách phòng trị

Rầy bông xoài xuất hiện quanh năm, sống trong các vết nứt của cây, thường xuất hiện nhiều sau đợt khô hạn và gia tăng mật số nhanh khi xoài ra lá non, trổ bông.

Tận dụng phụ phẩm protein sau giết mổ làm thức ăn chăn nuôi

EFPRA cho rằng đây là xu hướng tất yếu giúp bảo tồn tài nguyên, hạn chế lãng phí thực phẩm và tối ưu hóa việc sử dụng sản phẩm phụ trong thức ăn chăn nuôi.  

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng.