| Hotline: 0983.970.780

Thị trấn... cao su

Thứ Năm 12/01/2012 , 10:29 (GMT+7)

Quả không ngoa khi nói như vậy về thị trấn Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình)...

Thị trấn Việt Trung giàu lên nhờ cao su
Quả không ngoa khi nói như vậy về thị trấn Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Bởi lẽ, diện tích cao su của thị trấn tới hơn 2.000 ha, chưa kể chừng 1,5 lần diện tích ấy của một DN đứng chân trên địa bàn.

Ông Phan Văn Trưng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Việt Trung khoe: “Với hơn 2.000 ha cao su, đến nay đã cho khai thác khoảng 350 ha. Nếu tính bình quân 1,3 tấn mủ/ha và giá 80.000 đ/kg, thu nhập từ cao su là 35 tỷ đồng/năm. Dân thị trấn không chỉ có cao su, mà còn trồng keo, trầm gió. Riêng cây hồ tiêu là 195 ha”.

Khi nghe ông Trưng nói rằng ở đây có tới 350 trang trại đã làm chúng tôi ngạc nhiên. Rồi ông giải thích đó là trang trại theo tiêu chí cũ. Còn tiêu chí mới quy định trang trại phải có doanh thu từ 700 triệu đồng/năm trở lên. Vì thế còn khoảng 140 trang trại theo tiêu chí mới. Dù số trang trại là 350 hay 140 đều là những con số “khủng” với một địa phương cấp xã. Ông nói vui: “Cũng phải thống nhất cách gọi, rằng 140 trang trại đạt tiêu chí như trên được gọi là trang trại lớn, số trang trại còn lại sẽ được gọi trang trại “vừa và nhỏ” mới đúng phong cách... cao su”.

“Hiện thị trấn có gần 2.600 hộ thì khoảng 800 hộ (chiếm trên 30% số hộ) thuộc diện khá giả trở lên, tức là mức thu nhập trung bình mỗi năm trên 500 triệu đồng. Chúng tôi đã đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chí xây dựng NTM”, ông Phan Văn Trưng.

Có lẽ ít có nơi nào thiên nhiên lại ưu ái như ở đây, đó là sự phong phú về đất đai; thứ đất có thể trồng cao su, tiêu. Địa hình có dáng dấp vùng bán sơn địa nhưng có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản...Thêm nữa, đây là quê hương của cây cao su, nơi Nông trường Việt Trung (nay là Công ty TNHH MTV Việt Trung) “cắm sào”. Những cây cao su đầu tiên trên đất Quảng Bình lớn lên từ đây.

Hỏi về tỷ trọng cao su trong nền kinh tế của thị trấn, ông Trưng cho biết, tỷ trọng SXNN chiếm gần 70%, mà cao su là chủ đạo... Vài dòng ngắn ấy để thấy được vị trí cây cao su.  Vài năm nữa khi 2.000 ha cao su cùng trút nhựa, doanh thu sẽ gấp nhiều lần tính toán như bây giờ.

“Khi diện tích cao su được đưa vào khai thác mức 2.000 ha thì số tiền thu được từ bán mủ cao su của thị trấn mỗi năm cũng sàn sàn cỡ 200 tỷ đồng. Lớn đó chớ. Lúc đó, bộ mặt nông thôn ở đây chắc chắn sẽ thay đổi bất ngờ. Ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ cao su để đưa lại hiệu quả cao, chúng tôi lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp nhằm cải thiện thu nhập", ông Trưng hít hà.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.