| Hotline: 0983.970.780

Thị trường cà phê thế giới lao đao vì Colombia chậm giao hàng

Thứ Tư 13/10/2021 , 09:10 (GMT+7)

Nông dân trồng cà phê ở Colombia, nhà sản xuất cà phê arabica số 2 thế giới, đã giao thiếu tới 1 triệu bao hạt trong năm nay.

Số lượng này tương đương với gần 10% sản lượng của cả Colombia, khiến các nhà xuất khẩu, thương nhân và rang xay phải đối mặt với nguy cơ bị vỡ nợ, các nguồn tin trong ngành nói với Reuters.

Giá cà phê thế giới đã tăng 55% trong năm nay, chủ yếu là do thời tiết bất lợi ở nước sản xuất hàng đầu Brazil. Động thái này khiến nông dân Colombia thất thu lớn vì đã chốt giá bán cà phê từ lúc giá còn thấp nên hiện tại không thể lấy lại để bán với giá cao hơn.

"Các thương nhân đang bị vỡ nợ, đó là một mớ hỗn độn. Nếu hạn hán tiếp tục (ở Brazil), mỗi pound cà phê (tương đương 0,4535 kg) có giá 300 xu là điều có thể xảy ra. Đó sẽ là tình trạng hỗn loạn", một đại lý tại một công ty giao dịch thương mại hàng hóa nông nghiệp toàn cầu cho biết.

Ông cho biết các nhà rang xay hàng đầu trên toàn cầu đang có kế hoạch thay đổi nhãn hiệu cho loại cà phê "xuất xứ duy nhất từ Colombia" của họ do các vấn đề về nguồn cung ứng.

Tình trạng mặc định có hàng để giao ở một nhà sản xuất lớn như Colombia có thể làm trầm trọng thêm các đợt tăng giá đột biến trên thị trường thế giới, mặc dù đây chỉ là tạm thời vì cà phê cuối cùng vẫn tồn tại và sẽ có giảm giá xuống trên thị trường khi được bán lại.

Nông dân Colombia cho biết họ sẽ giao cà phê vào cuối năm nay hoặc năm sau nhưng người mua không bị thuyết phục.

Theo một nhà giao dịch cấp cao tại một công ty giao dịch thương mại toàn cầu khác, nhiều người đang chọn lỗ ngay bây giờ và mặc định coi như là không thể thay đổi, thay vì chờ đợi và có nguy cơ thua lỗ lớn hơn nếu nông dân Colombia vẫn không giao hàng vào năm tới và giá tăng hơn nữa.

Ông cho biết mỗi công ty giao dịch thương mại hàng hóa toàn cầu có thể phải chịu khoản lỗ từ 8-10 triệu USD do cà phê chưa được giao, trong khi liên đoàn trồng cà phê FNC của Colombia, đại diện cho nông dân nhưng cũng chiếm 20% trong số 12,5 triệu bao cà phê xuất khẩu hàng năm của nước này, đối mặt với mức lỗ cao hơn.

Ngấm đòn

Các vụ vỡ nợ trong giao hàng trong một thị trường cà phê đang sôi động là một vấn đề lớn đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa và thương nhân, những người thường bảo đảm các giao dịch mua thực tế bằng cách thực hiện bán khống trên thị trường kỳ hạn, khiến họ phải chịu lỗ nặng khi giá tăng.

Thông thường, các nhà giao dịch có thể bán cà phê thực mà họ đang nợ với tỷ giá cao nhất ở hiện tại để bù đắp khoản lỗ trên thị trường kỳ hạn của họ, nhưng trong trường hợp vỡ nợ, họ không thể.

Kỳ hạn cũng có thể buộc các thương nhân phải mua nguồn cung cấp đã bán trước cho các nhà rang xay với mức giá chịu lỗ trên thị trường giao ngay đắt đỏ.

Người đứng đầu FNC Roberto Velez xác nhận với Reuters rằng Colombia đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ trên diện rộng.

"Tôi có thể nói với bạn rằng có rất ít nhà xuất khẩu Colombia không bị thiệt hại (do vỡ nợ)", ông nói. “Khi người trồng không giao hàng, cả chuỗi cung ứng sẽ gặp khó khăn vì mất tiền".

Các thương nhân nói với Reuters rằng liên đoàn đã cho nông dân Colombia ít nhất một năm nữa để giao cà phê - một động thái có thể buộc cơ quan công nghiệp phải tiếp cận với chính phủ để xin tiền cứu trợ nếu nông dân vẫn không giao hàng kịp thời.

Tương lai u ám

Một nhà kinh doanh cà phê cấp cao có trụ sở tại Columbia với Công ty Louis Dreyfus (LDC) đã rời công ty sau khi thua lỗ, hai nguồn tin am hiểu về vấn đề này cho biết.

LDC cho biết họ không bình luận về những thay đổi của tổ chức ngoại trừ liên quan đến các giám đốc điều hành.

"Các công ty sẽ gặp khó khăn (quy mô lỗ), các ông lớn sẽ thay đổi quản lý của họ, nhưng các công ty nhỏ hơn sẽ phá sản", một nhà giao dịch cấp cao cho biết.

Ông cho biết thêm nhà xuất khẩu lớn của Colombia là La Meseta bị ảnh hưởng nặng nề bởi các vụ vỡ nợ của nông dân và đang phải vật lộn để thực hiện tốt các hợp đồng cung ứng với các nhà rang xay quốc tế - điều khiến họ cũng bị thua lỗ nặng.

La Meseta không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Bán cà phê kỳ hạn ở Colombia đã trở nên phổ biến trong vài năm gần đây, nhưng cho đến năm nay, động thái này chủ yếu có lợi cho nông dân khi giá thế giới giảm xuống để nông dân có mức giá bán cà phê cao hơn chứ không phải tệ hơn khi giao hàng.

Khoảng 550.000 gia đình Colombia kiếm sống bằng nghề trồng cà phê và quốc gia này là nhà sản xuất lớn nhất của loại arabica đã rửa sạch, nơi dựa trên các hợp đồng tương lai chuẩn trên sàn giao dịch ICE.

(Theo Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.