| Hotline: 0983.970.780

Thị trường thuốc BVTV bị thao túng!

Thứ Sáu 06/09/2013 , 10:10 (GMT+7)

Những sản phẩm chưa rõ chất lượng, na ná thương hiệu nổi tiếng đã được các đại lý bảo kê, chèo kéo nông dân mua với giá trên trời so giá trị thực. Lợi nhuận khổng lồ khiến nhiều đại lý thuốc BVTV bỏ qua quyền lợi của người nông dân.

Những sản phẩm chưa rõ chất lượng, na ná thương hiệu nổi tiếng đã được các đại lý bảo kê, chèo kéo nông dân mua với giá trên trời so giá trị thực. Lợi nhuận khổng lồ khiến nhiều đại lý thuốc BVTV bỏ qua quyền lợi của người nông dân.

Chủ đại lý thao túng

Ông Đặng Đình Mão, chủ đại lý kinh doanh thuốc BVTV Mão Thạo ở thôn Cổ Lãm, xã Bình Định (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) đúc kết thực trạng kinh doanh thuốc BVTV hiện nay bằng câu thành ngữ: “Ếch thì kêu bé, nhái lại kêu to”.

Đại ý là những sản phẩm thuốc BVTV thực sự chất lượng, có thương hiệu đang bị lép vế so với sản phẩm ăn theo tên trên bao bì, giá cả khôn lường, chất lượng kém. Ông chủ Mão từng là Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, cũng từng buôn bán các sản phẩm thuốc BVTV ăn theo thương hiệu nổi tiếng để kiếm lời, nhưng sau một vài mùa vụ thì ông bỏ hẳn, vì “kinh doanh kiểu đó là bịp bợm, có tội với nông dân, ăn trên mồ hôi nước mắt của nông dân”.

Chỉ có điều, những đại lý kinh doanh thuốc BVTV có được suy nghĩ như ông Mão không nhiều. Nắm bắt được tâm lý của nông dân, nhiều đại lý thuốc BVTV thay vì cung ứng các sản phẩm tốt nhất cho bà con, họ tập trung “lái” người dân mua các sản phẩm chất lượng thấp hơn với giá nhập rẻ hơn nhiều để ăn chênh lệch.


Nông dân giữa ma trận thuốc BVTV

“Đa số các đại lý thuốc BVTV đang lái nông dân sang sản phẩm chất lượng thấp nhưng vỏ bọc i xì các sản phẩm chất lượng. Sản phẩm tốt đã được bà con tin dùng họ lại giấu đi vì tiền chênh lệch thấp. Những sản phẩm không tốt họ lại tìm cách thuyết phục người dân mua.

Ví dụ một gói thuốc Anvil trị lép hạt, khô vằn của Syngenta phân phối có giá nhập 5.500 đồng, chúng tôi bán có 5.700-6.000 đồng nhưng các sản phẩm có tên na ná thì nhiều vô kể. Từ AVTvil, Antuvil, Levil…

Chưa nói đến chuyện chất lượng, những loại thuốc này giá nhập vào chỉ có 2 ngàn nhưng bán ra cũng tương đương với Anvil. Nếu thuốc của họ tốt thì việc gì phải ăn theo thương hiệu của các công ty khác, việc gì phải nhái bao bì sản phẩm? Thậm chí, nắm bắt tâm lý nông dân thuốc càng đắt thì hiệu quả càng cao nên nhiều đại lý đẩy vọt giá lên gấp 2-3 lần để ăn phần chênh lệch”, ông Mão khẳng định.

Để có được bức tranh tổng thể về độ bát nháo của thực trạng kinh doanh thuốc BVTV hiện nay, PV NNVN đã vào vai nông dân đi mua thuốc BVTV ở một đại lý kinh doanh có tiếng của ông chủ S ở huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh).

Tại đây, theo quan sát của chúng tôi, những người nông dân mua thuốc BVTV đều bị chủ đại lý lái sang mua những sản phẩm ăn theo các thương hiệu nổi tiếng với giá cắt cổ, trong khi những sản phẩm uy tín, chất lượng tốt tuyệt nhiên không thấy ông chủ đại lý mang ra giới thiệu cho bà con mua.

Tôi thử hỏi mua thuốc BVTV cho 5 sào lúa sắp trổ, ông chủ đại lý liệt kê gồm thuốc sâu, khô vằn, rầy nâu… Tổng cộng hết hơn 200 ngàn đồng. Theo đánh giá của đa số người dân được hỏi, thuốc sâu tốt nhất hiện nay là thương hiệu Vitako, nhưng khi tôi hỏi đến loại thuốc này, ông chủ đại lý lại lái sang loại thuốc khác kèm theo lời khẳng định chắc nịch: Vitako không bằng loại này!

Hỏi thuốc trừ rầy Chess thì chủ đại lý đưa ra gói thuốc Chatot, nói đây là loại Chét tốt. Hỏi Amista Top thì đại lý hướng sang Athuoc Top, hỏi Regent của Đức thì giới thiệu sang Reasgant của Trung Quốc... Rõ nét hơn cả là trường hợp hỏi mua thuốc Anvil trị khô vằn, dù tôi đã yêu cầu mua đích danh nhưng ông S vẫn tìm cách giới thiệu sang loại thuốc khác là Atulvil và nói rằng Anvil... cũ lắm rồi!

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các đại lý lợi dụng việc nhiều loại thuốc có bao bì giống với các sản phẩm có uy tín trên thị trường để nâng giá nhằm thu lợi nhuận lớn. Ví dụ gói Atulvil giá đại lý cấp 1 nhập vào chỉ khoảng 1.600 đồng, xuất cho đại lý bán lẻ hơn 2.000 đồng nhưng đến tay nông dân giá đội lên tới 5.000-5.500 đồng.

Trong khi đó, giá sản phẩm Anvil chính hiệu của Syngenta khoảng 5.500 đồng, chênh lệch từ đại lý cấp 1 đến tay nông dân chỉ có 200-300 đồng. Một bên xuất xứ từ Thụy Sỹ, người ta nghiên cứu rất nhiều năm mới ra được sản phẩm, còn một bên xuất xứ Trung Quốc, dù hoạt chất giống nhau nhưng chất lượng không thể bằng được.

Do cấp phép quá dễ dàng?

Thực trạng kinh doanh thuốc BVTV một cách lẫn lộn, bát nháo, theo ông Đặng Đình Mão là do hiện nay có quá nhiều đại lý các cấp và việc cấp phép kinh doanh quá dễ dàng.

“Quá nhiều người bán. Nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh trong khi đa phần họ không được học hành đến nơi đến chốn. Chỉ cần bỏ ra một tuần là đã được cấp chứng chỉ hành nghề rồi. Việc cấp chứng chỉ kinh doanh quá dễ dàng khiến người ta lao vào vì tiền mà không quan tâm đến quyền lợi của người nông dân.


Quá nhiều sản phẩm thuốc BVTV na ná nhau khiến nông dân lạc vào ma trận

Còn bản thân các doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV nhỏ lẻ thường lách luật bằng cách đặt tên na ná các thương hiệu nổi tiếng, người dân rất dễ nhầm lẫn. Đó là chưa kể việc một hoạt chất được cấp phép nhiều tên sản phẩm thương mại. Các hoạt chất nhìn vào tưởng như nhau nhưng công nghệ phụ gia là cái chính của sản phẩm thì hoàn toàn khác.

Với hiểu biết hạn chế của nông dân, tâm lý vội vã mua hàng và lòng tham của những đại lý bán hàng ăn theo, tôi cam đoan hiện nay có khoảng trên 80% nông dân bị đại lý lái sang mua hàng ăn theo. Vô hình chung, đồng tiền của nông dân đáng lẽ ra được đầu tư vào đồng ruộng thì lại chảy vào túi các ông chủ đại lý.

Tiền mất nhiều mà hiệu quả phòng trừ sâu bệnh vẫn chẳng đâu vào đâu. Phun không hiệu quả lại tiếp tục khoác bình đi phun lại, nông dân đã nghèo lại càng nghèo hơn. Việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam quá dễ dàng. Chỉ cần nhập nguyên liệu rồi đăng ký, bán sản phẩm ra thị trường, thu lợi nhanh chóng và… chuồn thẳng. Không cần quan tâm đến thương hiệu, đến niềm tin của người nông dân".

Những lời của ông Mão hoàn toàn có lý. Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát với 10 người dân thì có đến 8 người không mua được đúng tên sản phẩm mình cần mua dù họ đã biết chắc chắn rằng sản phẩm đó tốt. Mặt khác, do tên thuốc na ná nhau, các chủ đại lý quảng cáo trên trời, cho mua chịu nên nông dân hoàn toàn bị động trong việc lựa chọn.

Một chủ đại lý buôn thuốc BVTV ở xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành là ông Ngô Đắc Trường khẳng định: Muốn buôn thuốc BVTV chất lượng, muốn giúp đỡ người dân lựa chọn đúng sản phẩm trong hoàn cảnh này rất khó vì đa phần các đại lý đều lái nông dân sang sản phẩm “ngoài luồng” để ăn chênh lệch.

Thậm chí, các đại lý này chấp nhận bán phá giá các sản phẩm chất lượng để hạ thấp uy tín các đại lý bán hàng thương hiệu, người dân không mua nữa. Phần lỗ từ các sản phẩm ấy, họ lấy tiền lãi từ những sản phẩm kém chất lượng bù vào.

Có một nghịch lý mà các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV có thương hiệu đang phải gánh chịu là việc gánh hậu quả. Do công tác chăm sóc khách hành thời kỳ hậu kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cử cán bộ xuống tận nhà dân để lắng nghe người dân nói về sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty mình.

Nhiều nông dân mua nhầm thuốc kém chất lượng, không biết bấu víu vào đâu đành bắt tội cán bộ của các doanh nghiệp có uy tín.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm