| Hotline: 0983.970.780

Thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì tôm nuôi nhiễm bệnh

Thứ Ba 21/11/2023 , 16:07 (GMT+7)

Đến nay, diện tích ao nuôi tôm tại Thừa Thiên - Huế bị bệnh là 44ha, trong đó, gần 16ha bị bệnh đốm trắng và 28ha do tác động điều kiện môi trường.

Người nuôi tôm tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đang đối mặt với nhiều khó khăn do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Ảnh: Công Điền.

Người nuôi tôm tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đang đối mặt với nhiều khó khăn do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Ảnh: Công Điền.

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế, từ đầu năm đến nay, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biễn phức tạp làm dịch bệnh trên tôm phát sinh, lây lan gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, diện tích ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bị bệnh là 44ha, trong đó, 16ha ao nuôi bị bệnh đốm trắng và 28ha ao nuôi do tác động điều kiện môi trường. Diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh tập trung chủ yếu tại các huyện trọng điểm về nuôi tôm như Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang...

Ngay khi xảy ra dịch bệnh, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các phòng NN-PTNT, chính quyền địa phương cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn kiểm tra vùng nuôi, tiến hành xử lý ao nuôi tôm nhiễm bệnh. Địa phương cũng đã kịp thời phân bổ 10 tấn hóa chất Chlorine dự trữ quốc gia do Bộ NN- PTNT hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Theo ông Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, để phòng ngừa dịch bệnh, các hộ dân, cơ sở nuôi tôm cần làm tốt công tác cải tạo ao nuôi, tiến hành tiêu độc, khử trùng toàn bộ nước trong ao nuôi, dụng cụ liên quan trước khi cấp nước vào ao. Đặc biệt, những ao bị dịch bệnh không nên tiếp tục thả nuôi tôm mà nên chuyển sang nuôi đối tượng khác để tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát lại.

Cùng với đó, người nuôi tôm cũng cần lựa chọn những loại tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh tại các cơ sở cung cấp giống có uy tín. Thả nuôi tôm với mật độ thích hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước, thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm dịch bệnh để kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để khoanh vùng, dập dịch đúng quy định.

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất