| Hotline: 0983.970.780

Thiếu quỹ đất sạch để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Thứ Tư 14/12/2022 , 15:16 (GMT+7)

Các địa phương quy hoạch quỹ đất sạch để thu hút đầu tư vẫn có xu hướng ưu tiên cho lĩnh vực thu ngân sách cao như công nghiệp, dịch vụ thay vì nông nghiệp.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho biết, hiện nay, Việt Nam đã có bộ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp đầy đủ vào bao quát trên các khía cạnh. Tuy nhiên, với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế, một số chính sách đã bộc lộ nhiều bất cập trong thu hút đầu tư nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp chia sẻ tại Tọa đàm Gọi 'đại bàng' và 'chim sẻ' về làm tổ, sinh sôi ở nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Q.L.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp chia sẻ tại Tọa đàm Gọi 'đại bàng' và 'chim sẻ' về làm tổ, sinh sôi ở nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Q.L.

Ông Nguyễn Minh Tiến dẫn lời của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhiều lần chia sẻ tại các hội nghị đầu tư, xúc tiến: “Ngoài kia gió đang thổi, luôn luôn có sự thay đổi, ngày hôm qua chính sách có thể phụ hợp nhưng hôm nay đã có thể trở thành bất cập”.

Trong đó, chính sách về đất đai là một trong những nút thắt trong đầu tư vào nông nghiệp gây khó khăn lớn cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian vừa qua được Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đề cập tới.

“Các địa phương khi lập quy hoạch quỹ đất sạch để thu hút đầu tư vẫn có xu hướng ưu tiên cho lĩnh vực có mức thu ngân sách cao như công nghiệp, dịch vụ thay vì tập trung nguồn lực cho ngành nông nghiệp. Thực tế hiện nay, ngoài những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận quy đất sạch để đầu tư hạ tầng vào cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản,…”, ông Tiến cho hay.

Việc không có quỹ đất sạch phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ hạn chế thu hút đầu tư vào nông nghiệp, mà vô hình trung còn khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển, bảo quản, logistics bị thiếu hụt.

Các chuyên gia nhận định 3 vùng còn nhiều tiềm năng về đất đai và phát triển nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Ảnh: Q.L.

Các chuyên gia nhận định 3 vùng còn nhiều tiềm năng về đất đai và phát triển nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Ảnh: Q.L.

Tại nhiều hội thảo về thúc đẩy làn sóng đầu tư vào nông nghiệp, giới chuyên gia đều có chung đề nghị các địa phương chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu tập trung ổn định, đạt tiêu chuẩn, quy hoạch diện tích đất phục vụ hạ tầng logistics gần vùng nguyên liệu; rà soát quy hoạch sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở các địa phương; thực hiện nhất quán chính sách cho thuê đất, xây dựng quy trình cho thuê đất thống nhất, minh bạch cho các nhà đầu tư…

Về hạ tầng cần tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng 3 vùng còn nhiều tiềm năng về đất đai và phát triển nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.

Bên cạnh quỹ đất sạch, vấn đề nguồn vốn cho các đơn vị đầu tư vào nông nghiệp cũng được cộng đồng doanh nghiệp dành sự quan tâm lớn. Ông Nguyễn Minh Tiến nhận định, Việt Nam đã có các chính sách về nguồn vốn ưu đãi, nhưng lại không thể đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp như “chiếc áo đã quá chật”. Để khắc phục hạn chế trên, Nhà nước đã tạo ra nhiều sân chơi mới cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng HTX, trong đó, có thể kể tới chương trình mỗi xã một phẩm (OCOP).

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho rằng, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các địa phương cần cụ thể hóa các chính sách để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn. Đi đôi với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm chủ lực quốc gia, các địa phương cũng cần tạo môi trường đầu tư rộng mở cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, nông hộ. Có như vậy, Việt Nam mới xây dựng được nền nông nghiệp sinh thái, bao trùm, bền vững.

Khu vực đầu tư nước ngoài có đóng góp rất tích cực thông qua việc bổ sung nguồn vốn đầu tư đáng kể cho ngành nông nghiệp. Lũy kế giai đoạn 2009-2021 có gần 2.000 dự án đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp Việt Nam với tổng số vốn hơn 17,6 tỷ USD, tập trung vào lĩnh vực chế biến, thương mại nông sản.

Các dự án đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam theo hướng, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các cây, con giống mới cho năng suất, chất lượng cao; nâng cấp công nghệ, chuyển đổi phương thức canh tác và tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất