| Hotline: 0983.970.780

Thoát lũ cho vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh gắn với du lịch, thương mại

Thứ Năm 16/12/2021 , 14:50 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Trường Đại học Thủy lợi đang chủ trì đề án thoát lũ cho vùng hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quàng Bình) với nhiều giải pháp được đưa ra...

Chiều 15/12, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phói hợp với Trường Đại học Thủy lợi đã tổ chức hội thảo tham vấn giải pháp thoát lũ cho huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh.

Các đại biểu tham gia cuộc hội thảo. Ảnh: A.T

Các đại biểu tham gia cuộc hội thảo. Ảnh: A.T

Xuất phát từ tình hình lũ lụt trên địa bàn huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh qua nhiều năm, nhất là trận lũ lụt lịch sử tháng 10/2020, UBND huyện Lệ Thủy đã đề xuất Bộ Nông nghiệp-PTNT hỗ trợ tìm giải phát để thoát lũ hiệu quả, giúp người dân địa phương chung sống an toàn, bền vững.

Theo đó, Trường Đại học Thủy lợi đã được Bộ Nông nghiệp-PTNT giao thực hiện đề tài nghiên cứu, tìm giải pháp thoát lũ cho vùng Lệ Thủy và Quảng Ninh.

Theo PGS. TS. Nguyễn Cảnh Thái, dựa theo các kết quả phân tích, điều tra, khảo sát và xây dựng bản đồ ngập lụt cho khu vực Lệ Thủy, Quảng Ninh, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Thủy lợi đã đề xuất 4 nhóm giải pháp chính để lựa chọn.

Nhóm giải pháp 1: Nạo vét, nâng cao khả năng thoát lũ cửa Nhật Lệ; nhóm giải pháp 2: Cải tạo hành lang thoát lũ; nhóm giải pháp 3: Mở cửa thoát lũ mới ra biển (gồm các phương án: Kênh dẫn kết hợp các hồ chứa tại huyện Lệ Thủy; Kênh dẫn ra biển, ranh giới Lệ Thủy - Quảng Ninh; Kênh dẫn ra biển Bảo Ninh) và nhóm giải pháp 4 là Xây dựng hệ thống hồ trữ lũ.

Tại cuộc hội thảo, sau khi nghe nhóm nghiên cứu thuyết minh cụ thể về các nhóm giải pháp tăng cường khả năng thoát lũ, giảm thiểu ngập lụt ở vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh, các đại biểu đã tham gia thảo luận, phân tích tình phù hợp, khả thi của từng phương án.

Đại diện nhóm nghiên cứu thuyết minh các nhóm giải pháp thoát lũ cho vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh. Ảnh: A.T

Đại diện nhóm nghiên cứu thuyết minh các nhóm giải pháp thoát lũ cho vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh. Ảnh: A.T

Trong đó, có nhiều ý kiến thiên về nhóm giải pháp 1 (Nạo vét, nâng cao khả năng thoát lũ cửa Nhật Lệ) có tính đến kết hợp với thực hiện các phương án khác, như nâng cấp hệ thống đê kè hai bên bờ sông Long Đại, Mỹ Trung.

Các ý kiến của một số đại biểu cũng cho rằng, việc thực hiện các phương án thoát lũ bằng cách xây dựng các hồ để trữ lũ là không khả thi, vì Lệ Thủy ở vùng trũng thấp, chỉ cần nước lũ ở mức báo động 2 trở lên là đã bị ngập lụt, nên các hồ chứa không thể phát huy tác dụng.

Đại diện nhóm thực hiện đề tài của Trường Đại học Thủy Lợi đã tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu, nhất là các vấn đề có tính thực tiễn và quy luật gây ra lũ lụt lớn ở vùng đất Lệ Thủy - Quảng Ninh. Qua đó, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cho các phương án, giải pháp thoát lũ.

Ông Lê Vĩnh Thế, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy cho biết, việc nghiên cứu để tìm được phương án thoát lũ lớn cho huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh là hết sức cần thiết.

“Tuy nhiên, mong muốn của lãnh đạo huyện là cùng với việc tìm ra được phương án thoát lũ lớn tối ưu, mang tính bền vững còn có một vấn đề hết sức quan trọng, đó là phải tính toán để kết hợp được các giải pháp thoát lũ với việc mở ra cơ hội khai phá tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị của vùng đất Lệ Thủy”- ông Thế nhìn nhận.

Theo một chuyên gia nghành thủy lợi có nhiều năm công tác tại vùng lũ Lệ Thủy, Quảng Ninh thì việc xuất hiện lũ hàng năm với mức độ trung bình thì có lợi cho sản xuất nông nghiệp của các địa phương này.

“Lũ sẽ mang lại nguồn phù sa dồi dào, thau chua rửa mặn cho ruộng đồng. Lũ cũng làn sâu bệnh, chuột bọ, cỏ dại... bị diệt trừ đáng kể. Vì vây, cũng cần xem lũ trung bình là điều kiện tốt cho nông dân. Vấn đề đặt ra là thoát lũ lớn mà thôi”- chuyên gia này nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, nguyên nhân chính của lũ lớn xẩy ra tại Lệ Thủy, Quảng Ninh là mưa lớn gây lượng nước khổng lồ của hai sông Kiến Giang và Long Đại đổ về cửa sông Nhật Lệ, đổ ra biển. Gặp lúc triều cường mạnh, nguồn nước  từ sông Long Đại không thoát ra cửa Nhật Lệ mà quay ngược dòng đẩy lũ uy hiếp vùng Lệ Thủy.

Giải pháp  mở cửa thoát lũ mới ra biển sẽ tạo nên được vùng đô thị mới trên vùng cát trong tương lai gần. Ảnh: A.T

Giải pháp  mở cửa thoát lũ mới ra biển sẽ tạo nên được vùng đô thị mới trên vùng cát trong tương lai gần. Ảnh: A.T

“Vì vậy, giải pháp mở cửa thoát lũ mới có nhiệm vụ đẩy dòng lũ ra biển nên cần được tính đến vì giả pháp này mang tính căn cơ nhất, có tính bền vững, lâu dài. Dự án này khi triên khai sẽ tiết kiệm cho ngân sách bằng hình thức xã hội hóa”- vị chuyên gia cho hay.

Theo đó, ý tưởng của chuyên gia là có một tuyến kênh rộng xuyên qua vùng cát, thông dồng lũ ra biển . Hai bên tuyến kênh này quy hoạch những khu đo thị mới gắn với yếu tố thương mại du lịch.

 “Tận dụng nguồn thu từ lượng cát đào kênh và vùng quy hoạch đất ở, đất thương mại, dịch vụ ở hai bên tuyến kênh sẽ là nguồn tài chính lớn hỗ trợ cho dự án thoát lũ”.

“Như vậy, giải pháp thoát lũ lớn cho Lệ Thủy, Quảng Ninh này sẽ ổn định sản xuất nông nghiệp cho vựa lúa vì không có sự tác động. Đồng thời, mở ra những vùng đô thị mới có các yếu tố thu hút các nhà đầu tư như gần sông, gần biển, gần đồng ruộng. Qua đó, sẽ tạo thêm cho Quảng Bình một điểm nhấn du lịch rất ấn tượng”- chuyên gia lý giải thêm.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...