| Hotline: 0983.970.780

Thời của IoT, AI và blockchain 'đổ bộ' vào nông nghiệp

Thứ Tư 01/01/2020 , 07:10 (GMT+7)

Tiềm năng ứng dụng AI, IoT hay blockchain trong nông nghiệp là vô tận giúp gia tăng sản lượng cũng như lợi nhuận sản xuất.

10-44-46_nh1
Mô hình trồng rau thông minh của hãng Plenty tại San Francisco (Mỹ).

Việc ứng dụng công nghệ blockchain, drone, robot, IoT, AI và dữ liệu lớn - big data để cải thiện năng suất cây trồng, vật nuôi và phân phối sản phẩm đang ngày một phổ biến đang phá vỡ lối sản xuất truyền thống và đẩy người nông dân ra ngoài “cuộc chơi”.
 

Cuộc đua khốc liệt

Những năm qua, nhân loại từng chứng kiến sự vào cuộc của nhiều tập đoàn khổng lồ đã triển khai ứng dụng các loại hình công nghệ mới này vào những dự án thí điểm ở nhiều quốc gia cả giàu lẫn nghèo, từ Mỹ, New Zealand tới Ấn Độ và Kenya và cho thấy những kết quả ngoài mong đợi.

Xu thế này được cho là “đúng điểm rơi” khi mà dân số toàn cầu tiếp tục tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng và môi trường tự nhiên đang là những thách thức lớn ở hầu hết mọi quốc gia bởi việc ứng dụng những công nghệ mới sẽ giúp tiết kiệm non phân nửa lượng nước cần thiết cho cây trồng cũng như vô số tiện ích khác.

Không những vậy, IoT (internet của vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), drone-robot (máy bay không người lái - người máy) và blockchain (chuỗi khối)… còn mở ra nhiều cơ hội mới để giúp con người gây dựng một thế giới thông minh hơn và thuận tiện hơn. Nó đã hiện thực hóa một cách mau lẹ cả bộ môn từng được cho là khoa học viễn tưởng khi “trợ giúp” người nông dân chỉ ngồi một chỗ từ rất xa có thể tưới tiêu, chăm bón, thu hoạch và… bán hàng cả một cánh đồng rộng lớn chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh. Và đây cũng mới chỉ là một phần nhỏ trong tiềm năng của những IoT, AI, robot và drone trong thời gian tới.

Thuật ngữ IoT được Kevin Ashton đặt ra vào năm 1999 nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng tại tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ Procter & Gamble. Mục đích của ông ban đầu chỉ muốn thu hút sự chú ý đến một công nghệ mới là nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), như một cách để tạo ra mạng kết nối không dây của các sản phẩm. Và đến nay, IoT đã phát triển thành nhiều hệ sinh thái khác nhau và được áp dụng, tương tác rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống…

Ước tính, số thiết bị IoT ứng dụng vào đời sống ​​sẽ vượt quá con số 75 tỷ vào năm 2025, tăng 400% so với năm 2015, tương đương 20% ​​mỗi năm. Những lý do chính cho dự đoán này là công nghệ mới giúp tăng trưởng nhanh do chi phí vận hành thấp hơn, hiệu quả và năng suất cao hơn, khả năng mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm mới tốt hơn…

Điều này được minh chứng cụ thể do khả năng sinh lợi cao trong hoạt động đầu tư vào các dự án IoT, ước tính đạt 6 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và tỷ suất hoàn vốn dự kiến ​​sẽ đạt 13 nghìn tỷ USD.
 

Thông minh đe dọa truyền thống

IoT và AI trong nông nghiệp hiện đã phổ biến trong canh tác thông minh bằng cách ứng dụng các thiết bị được kết nối và tự động hóa cao để cải thiện gần như mọi khía cạnh của phương thức truyền thống. Sức người và sức ngựa (tức các loại máy cày, kéo, gặt đập chạy bằng nhiên liệu) không lâu nữa sẽ được thay thế bằng thế hệ xe tự hành và thực tế ảo trên đồng ruộng.

Trong chăn nuôi, bằng cách sử dụng nhiều loại thiết bị thông minh khác nhau, nông dân hiện cũng đã kiểm soát tốt hơn các trang trại gà, lợn hay bò sữa theo một chu kỳ khép kín. Thậm chí chúng còn giúp các ông chủ đưa ra các dự đoán chính xác hơn và tính toán hiệu quả kinh tế tối ưu nhất có thể.

Theo các tính toán của hãng AgriTech, quy mô thị trường nông nghiệp thông minh toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng gấp ba vào năm 2025, đạt 15,3 tỷ USD, so với mức hơn 5 tỷ USD vào năm 2016.

10-44-46_nh2
Việc sử dụng máy bay không người lái để bón phân và phun thuốc trên đồng ruộng đã không còn xa lạ.

Bí quyết tăng trưởng mạnh chính là các loại hình công nghệ tiên tiến có tiềm năng làm chuyển đổi nông nghiệp trên nhiều khía cạnh. Cụ thể là khối lượng dữ liệu khổng lồ sẽ được thu thập bởi các cảm biến thông minh như điều kiện thời tiết, chất lượng đất, tốc độ sinh trưởng của cây trồng hoặc sức khỏe của vật nuôi…

Tất cả sẽ được tích hợp từ đầu đến cuối và có thể được sử dụng để theo dõi toàn bộ tình trạng hoạt động của dây chuyền sản xuất, kể cả hiệu suất của đội ngũ nhân viên lẫn thiết bị. Việc kiểm soát tốt hơn các quy trình nội bộ này sẽ khiến rủi ro trong sản xuất thấp hơn cũng như giúp chúng ta có thể nhìn thấy trước được kết quả ngay từ khi lập kế hoạch dự án đến phân phối sản phẩm. Một khi bạn đã biết chính xác có bao nhiêu vụ mùa sẽ thu hoạch ở phía trước thì bạn cũng có thể chắc chắn rằng, sản phẩm của bạn làm ra sẽ không thể chất đống do không bán được.

Tiếp theo là giảm thiểu được tối đa chi phí quản lý cũng như khối lượng chất thải nhờ vào sự kiểm soát tốt ngay từ ở khâu đầu vào sản xuất. Nhờ công nghệ, chúng ta có thể thấy được bất kỳ sự bất thường nào trong quá trình sinh trưởng cây trồng hoặc vật nuôi để chủ động kiểm soát rủi ro gây mất năng suất.

Việc sử dụng các thiết bị thông minh sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh nhờ quá trình tự động hóa ở nhiều khâu trong suốt chu kỳ sản xuất, ví dụ như tưới tiêu, bón phân hoặc kiểm soát dịch hại. Kết quả là, tất cả các yếu tố nêu trên đều dẫn đến doanh thu cao hơn.

Những ứng dụng các thiết bị IoT nông nghiệp tiêu biểu thời gian qua đem lại nhiều dấu ấn bao gồm allMETEO, Smart Elements và Pycno. Theo đó, ngoài việc dò tìm nguồn dữ liệu môi trường, các trạm thời tiết còn có thể tự động điều chỉnh các điều kiện để phù hợp với các thông số đưa ra cho cây trồng trong hệ thống tự động hóa nhà kính.

Hoặc GreenIQ cũng là một sản phẩm thú vị sử dụng cảm biến nông nghiệp thông minh, cho phép chúng ta quản lý hệ thống tưới tiêu và chiếu sáng từ xa. Hệ thống cảm biến IoT mang tên SCR by Allflex và Cowlar cũng có thể được gắn vào con vật nuôi trong trang trại để theo dõi sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và hiệu suất của chúng. Và sau nữa phải kể đến hệ thống quản lý trang trại đầu cuối như FarmLogs và Cropio có khả năng phân tích và báo cáo hoạt động kinh doanh ngay khi bạn không có mặt ở nơi sản xuất…

Tiềm năng ứng dụng AI, IoT hay blockchain trong nông nghiệp là vô tận giúp gia tăng sản lượng cũng như lợi nhuận sản xuất.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhìn nhận để phát triển các ứng dụng lại không hề là nhiệm vụ dễ dàng bởi nó không giải quyết được vấn đề gốc rễ của nền nông nghiệp khi vẫn còn loay hoay với câu chuyện trồng cây gì, nuôi con gì.

Chính vì vậy, để giải bài toán này vẫn phải cần trí tuệ của con người chứ khó mà có thể trông chờ vào trí tuệ từ máy tính.

Theo đó, những thách thức nhất định cho việc ứng dụng các loại hình công nghệ này bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm như độ chính xác và tin cậy của nó nên việc phân tích dữ liệu phải là cốt lõi của mọi giải pháp thông minh.

Việc bảo trì các cảm biến thường trong nông nghiệp có thể dễ dàng bị hỏng vì vậy cần đảm bảo phần cứng dễ bảo trì hoặc phải thay thế.

Ngoài ra còn phải kể đến tính cơ động để đảm bảo cho người quản lý trang trại có thể truy cập thông tin trên trang web hoặc từ xa thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính để bàn.

Cuối cùng là cơ sở hạ tầng phải đảm bảo để ứng dụng canh tác thông minh hoạt động tốt thì cần phải có hệ thống nội bộ an toàn, bảo mật đúng cách để tránh khả năng bị hacker xâm nhập đánh cắp dữ liệu hoặc thậm chí có thể tiếm quyền kiểm soát của bạn.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm