| Hotline: 0983.970.780

Thông qua chủ trương xây dựng ĐSCT Hà Nội - TPHCM: Đây là sự thận trọng cần thiết

Thứ Sáu 18/06/2010 , 10:38 (GMT+7)

ĐB Dương Trung Quốc cho rằng việc QH thông qua chủ trương là để thẩm định lại một lần nữa.

Theo dự thảo nghị quyết, QH yêu cầu lập quy hoạch chi tiết, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trên cơ sở đó nghiên cứu lập dự án đầu tư một trong 2 đoạn tuyến Hà Nội – Vinh hoặc TPHCM – Nha Trang trình QH xem xét quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020.

ĐB Dương Trung Quốc cho rằng việc QH thông qua chủ trương là để thẩm định lại một lần nữa. Thứ nhất phải đặt nó trong tổng thể quy hoạch giao thông. Điều ấy phản ánh đúng tinh thần QH và dư luận xã hội. Thứ hai là sau khi nghiên cứu kỹ hơn, làm dự án mang tính chất tiền khả thi, QH sẽ thông qua một lần nữa rồi mới đầu tư. Tức là việc móc tiền trong túi ra đầu tư phải rất cân nhắc. QH thông qua rồi cũng chỉ làm thử nghiệm một đoạn thôi. Trên cơ sở đó mới ra chủ trương đầu tư tiếp. Như thế là hợp lý. Không lui sang nhiệm kỳ sau, nhưng kỳ sau vẫn tiếp tục xem xét. Làm lại dự án một lần nữa, kiểm chứng lại một lần nữa, thêm một kỳ họp nữa bàn bạc cho thấu đáo. Lúc đó các cơ quan soạn thảo dự án sẽ nỗ lực chứng minh điều mình đúng và có phản biện xã hội đầy đủ hơn. “Tôi cho như thế là thận trọng cần thiết, phù hợp với thực tiễn của thời điểm này. Và vì thế tôi sẽ bấm nút thông qua nghị quyết này”- ĐB Dương Trung Quốc nói.

Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn: QH sẽ bàn, cho ý kiến rất cụ thể

QH khẳng định là phải làm đề án khả thi, báo cáo QH, QH cho làm hay không làm. Chính phủ phải xác định tuyến nào, nguồn ở đâu, công nghệ nào, làm thời gian nào rồi sau đó đưa ra QH bàn chứ không phải đồng ý về chủ trương là xong. Có thể ở một kỳ họp khác mới bàn và quyết định làm từ Hà Nội - Vinh trước hay TPHCM - Nha Trang trước. Tóm lại là QH sẽ cho ý kiến rất cụ thể. Kỳ này mới đồng ý về chủ trương thôi.

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng GT-VT Hồ Nghĩa Dũng tỏ ra khá vui, ông khẳng định: Tôi không ngạc nhiên và không bất ngờ trước kết quả trên 57% số phiếu của ĐBQH ủng hộ về chủ trương xây dựng ĐSCT Hà Nội - TPHCM. Nói về công tác chuẩn bị triển khai dự án sau khi QH ra nghị quyết đồng ý về mặt chủ trương, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết: Hiện mình đang trao đổi với đối tác Nhật Bản và Nhật Bản cũng đang giúp mình trong vấn đề chuẩn bị dự án.

Tuy nhiên việc chọn ai vẫn đang để ngỏ. Khi có báo cáo đầu tư, nhà thầu nào, nước nào đáp ứng tốt nhất các điều kiện đề ra thì mình sẽ lựa chọn. Đây là một dự án rất lớn tầm quốc gia nên một nhà thầu chưa chắc đảm đương được hết, mà cần nhiều nhà thầu của nhiều quốc gia. Chủ trương hợp tác thì có nhưng hợp tác cụ thể về vấn đề vốn, về nhà thầu thì chưa.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng khẳng định, dự án ĐSCT triển khai sẽ là các cơ hội rất lớn cho các nhà thầu trong nước, đặc biệt là đối với các hạng mục xây dựng cơ bản. Ví dụ như hệ thống cầu cạn. Về các ý kiến lo ngại rằng trong khi chúng ta đang thiếu điện trầm trọng thì ĐSCT lại ngốn một nguồn điện rất lớn, làm thế nào để khắc phục? Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng: Khi CNH thì năng lượng phải tiêu thụ tăng lên. Vì thế mới có chiến lược phát triển điện, mới xây dựng NM thủy điện Lai Châu, Sơn La và các NM điện hạt nhân để đón đầu, nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thiên tai về, tài sản ra đi

Hà Giang Mới đầu mùa mưa, nhưng người dân ở vùng cao Hà Giang đã phải hứng chịu 2 đợt thiệt hại do thiên tai gây ra, đau lòng nhất là đã có người tử vong.

Bình luận mới nhất