| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Phát triển kinh tế tập thể phải đi từng bước, không nóng vội

Thứ Năm 04/04/2019 , 09:44 (GMT+7)

Ngày 3/4, đoàn công tác của của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam có buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nam, lưu ý: “Vai trò của HTX là thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, là nơi tập trung ruộng đất tốt nhất, an toàn nhất và ứng dụng khoa học công nghệ theo hướng tốt nhất. Phát triển kinh tế tập thể phải vững chắc, đi từng bước, tránh nóng vội và duy ý chí”.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam làm việc tại Cà Mau

Theo Thứ trưởng Nam, để đạt được mục tiêu đề ra, Cà Mau cần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước ở địa phương chặt chẽ hơn nữa. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhân thức của thành viên HTX của ngành, lĩnh vực tại khu vực nông thôn. Đồng thời, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ các HTX trong xây dựng phương án SX kinh doanh, ký kết liên kết với doanh nghiệp và hỗ trợ THT, HTX tiếp cận các nguồn vốn…

Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, tình hình kinh tế tập thể của Cà Mau đã khởi sắc, nhiều loại hình kinh tế tập thể phát triển đa dạng. Hình thức hoạt động của các HTX có nhiều đổi mới, từng bước phát huy được hiệu quả. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của phương phát triển.

Theo báo cáo của UBND  tỉnh Cà Mau, hiện tỉnh đã giao 43ha đất cho 22 HTX quản lý, sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất. Có 17 HTX thuê 425ha đất mặt nước để phát triển loại hình nuôi nghêu; nguồn quỹ hỗ trợ phát triển HTX đến nay đã có hơn 13,6 tỷ đồng. Tỉnh Cà Mau đã xuất hơn 3 tỷ đồng để tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, ứng dụng vào phát triển SX. Song song đó, địa phương đã hỗ trợ máy công cụ chuyên dụng để HTX phát triển SX; hỗ trợ công nhận nhãn hiệu tập thể cho 3 HTX…

Thống kê của UBND tỉnh Cà Mau đến cuối năm 2018, địa phương này có hơn 1.000 THT với khoảng 15.800 thành viên (giảm hơn 4.600 THT với hơn 90.000 thành viên so với năm 2003). Số lượng HTX không ngừng tăng, hiện có 190 HTX, tăng 127 HTX, vốn điều lệ hơn 246 tỷ đồng, có khoảng 3.250 thành viên. Góp phần tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động thường xuyên và thời vụ.

Kinh tế HTX dần phát triển mạnh ở Cà Mau

Nhận định của ông Sử, để kinh tế HTX đi vào hoạt động hiệu quả, thì yếu tố đầu tiên là phải xây dựng được phương án SX khả thi và liên kết được với chuỗi SX từ khâu đầu vào, đến khâu đầu ra. “Hiện, Cà Mau đã kết hợp với các viện của Bộ NN-PTNT, Bộ KH-ĐT để nghiên cứu và đưa ra các mô hình thí điểm về tích tụ ruộng theo cơ chế chính sách riêng. Từ đó, tạo đà làm nền tảng cho việc nhân rộng phát triển SX kinh tế tập thể, khắc phục việc SX manh mún, nhỏ lẻ mà địa phương ddang gặp phải”, ông Sử nói.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Văn Sử, PCT UBND tỉnh Cà Mau cho biết: “Để khắc phục những điểm yếu của ngành nông nghiệp, đã qua tỉnh đã có nhiều giải pháp từ tích tụ ruộng đất đến xây dựng HTX, THT, doanh nghiệp xã hội… Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bắt nguồn từ cơ chế chính sách. Để kinh tế HTX thành công thì yếu tố tiên quyết là con người. Trong đó, người đứng đầu phải năng động, công khai, minh bạch và đặc biệt không tư lợi cá nhân”.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Cà Mau đã nỗ lực đạt được trong quá trình phát triển kinh tế tập thể. Thứ trưởng Nam lưu ý, Cà Mau cần sớm hoàn thiện báo cáo gửi về Trung ương. “Báo cáo phải đánh giá có chiều sâu và làm nổi bật các mô hình hoạt động của THT, HTX. Phải xác định phát triển HTX theo hướng có lợi cho tập thể, chứ không vì lợi ích các nhân”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm