Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay
Thứ Ba 12/12/2023 , 15:06 (GMT+7)Trưa 12/12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 12-13/12/2023.

Trưa 12/12, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân.

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính ra sân bay quốc tế Nội Bài đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc thăm Việt Nam.

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ ba của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là chuyến thăm đầu tiên của Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một năm sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10-1/11/2022).

Diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai Đảng, hai nước; khẳng định sự coi trọng, ưu tiên hàng đầu của cả hai nước đối với việc củng cố quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững, vì lợi ích của cả hai nước.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai bên được nâng cao, góp phần củng cố quan hệ chính trị giữa hai Đảng, hai nước; các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp được tổ chức thường xuyên.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục xu hướng mở rộng tích cực. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 và lớn nhất trong khu vực ASEAN của Trung Quốc, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 175 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ 6 trong số 144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với vốn lũy kế đạt 26 tỷ USD.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực hợp tác khác như: Quốc phòng, an ninh, hạ tầng, giao thông, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, đào tạo, thể thao, khoa học, công nghệ... cũng được tăng cường. Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
tin liên quan

90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu.
Đây là kết quả được công bố tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, sau khi Bộ Nội vụ tổng hợp ý kiến từ 36.525 người dân tại 195 đơn vị cấp huyện.

Tăng trưởng quý I/2025 cao nhất kể từ 2020
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93% so với cùng kỳ, là mức tăng trưởng quý I cao nhất từ năm 2020.

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất
Trong cuộc họp Chính phủ với các địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất.

Khai thác quỹ đất phụ cận Vành đai 4: giá 1,6 triệu đồng/m2 là quá thấp!
Dự kiến khai thác hơn 8.700 ha quỹ đất vùng phụ cận Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thu 140.000 tỷ đồng là quá thấp, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai.

Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ
Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Hoa Kỳ công bố thuế đối ứng với hàng hóa.

Bàn về 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong đầu tư
Nguyên tắc "lợi ích hài hòa rủi ro chia sẻ" rất hữu ích khi nhà nước giao quyền cho địa phương tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm.