| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Thái bị xử tội lạm quyền

Thứ Ba 06/05/2014 , 15:50 (GMT+7)

Bà Yingluck và đảng Pheu Thai vẫn được ủng hộ rộng rãi ở các miền nông thôn, khiến Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc.

Thủ tướng Thái Lan vừa ra trước Tòa án Hiến pháp ở Bangkok để tự bào chữa đối với các cáo buộc lạm dụng quyền lực.

Một số thượng nghị sỹ đã kiện bà ra tòa, nói đảng của bà Yingluck Shinawatra được lợi từ việc thuyên chuyển vị Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia hồi năm 2011.

Bà Yingluck có thể sẽ mất chức và bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm nếu bị phán xét có tội. Phán quyết của tòa sẽ được đưa ra vào thứ Tư 7/5.

Thái Lan vẫn trong tình trạng bế tắc kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra từ cuối năm 2013.

Người biểu tình, chủ yếu là ở thành thị và tầng lớp trung lưu, muốn thay thế chính phủ của bà Yingluck bằng “hội đồng nhân dân” không qua bầu cử.

Đáp lại, Thủ tướng Yingluck tổ chức bầu cử sớm vào tháng Hai vừa qua với hy vọng giành chiến thắng, nhưng quá trình bầu cử bị biểu tình làm gián đoạn và sau đó bị bãi bỏ.

Tuần trước, chính phủ của bà Yingluck thông báo sẽ tổ chức bầu cử mới vào ngày 20/7, nhưng phe đối lập không chấp nhận.

Trong một gói kiến nghị gồm 10 điểm, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nói Thủ tướng và chính phủ của bà nên từ chức, mở đường cho lập nội các lâm thời để giám sát một cuộc trưng cầu về cải cách.

Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã không trả lời các đề nghị được nêu ra.

Nhưng bà cũng gặp phải phản đối mạnh mẽ ở Bangkok

Bà Thủ tướng cũng phải đối mặt với một số cáo buộc pháp lý khác.

Hồi đầu năm nay, một tòa án khác đưa ra phán quyết rằng cách bà thuyên chuyển vị trí của ông Thawil Pliensri, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2011 là không đúng.

Ông này sau đó được khôi phục vị trí mặc dù ông được chính quyền trước bổ nhiệm và vẫn công khai chỉ trích chính phủ của bà Yingluck.

Tòa Hiến pháp sẽ quyết định xem liệu việc thuyên chuyển ông có vi phạm hiến pháp hay không.

“Tôi phủ nhận cáo buộc... Tôi không vi phạm bất kỳ điều luật nào, tôi không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ vị trí này,” bà Yingluck nói trước tòa án hôm thứ Ba 07/05.

Bà nói thêm rằng việc thay thế ông Thawil lúc đó là vì lợi ích của Thái Lan.

Bà Yingluck cũng phải đối mặt với các cáo buộc như thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân, mà các chỉ trích gia cho rằng đầy tham nhũng.

Những người ủng hộ Thủ tướng tin rằng tòa án bị ảnh hưởng của phe chống đối bà và các vụ cáo buộc bà là nỗ lực của giới có tiền và quyền muốn truất chức bà Yingluck.

Người biểu tình phản đối chính phủ cáo buộc rằng chính quyền của bà Yingluck thực chất vẫn bị điều khiển bởi người anh trai ruột, Thaksin Shinawatra, đang lưu vong; và họ cho rằng nền dân chủ của Thái Lan bị tiền bạc làm cho suy đồi.

Bà Yingluck và đảng Pheu Thai vẫn được ủng hộ rộng rãi ở các miền nông thôn, khiến Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc.

BBC

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.