| Hotline: 0983.970.780

Thú y Yên Bái bám sát cơ sở phòng chống dịch

Thứ Tư 19/01/2011 , 12:38 (GMT+7)

Các ổ dịch gia súc, gia cầm ở Yên Bái không còn tự do bùng phát như nhiều năm. Tất cả đã được khống chế, người chăn nuôi yên tâm hơn.

Các ổ dịch gia súc, gia cầm ở Yên Bái không còn tự do bùng phát như nhiều năm. Tất cả đã được khống chế, người chăn nuôi yên tâm hơn. Đó là khi đội ngũ cán bộ thú y đã bám sát cơ sở, gồng mình chống dịch và sự quyết tâm của chính quyền địa phương…

Kết thúc năm 2010 đội ngũ cán bộ Thú y Yên Bái mới thở phào nhẹ nhõm. Các dịch bệnh: LMLM, tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, lép tô, dịch tả lợn… đã được khống chế, không còn hoành hành như nhiều năm trước. Tuy nhiên, dịch bệnh chưa thể chấm dứt hoàn toàn, vẫn xảy ra ở một vài địa phương, như một phép thử đối với thú y và chính quyền địa phương.

Bệnh LMLM năm qua xảy ra ở 12 xã thuộc các huyện: Mù Cang Chải, Lục Yên, Yên Bình và Trạm Tấu. Các ổ dịch này bùng phát lẻ tẻ trong năm, khiến 722 con trâu bò và 128 con lợn nhiễm dịch. Điều đáng lưu ý ở đây, các địa phương có dịch là đầu mối giao thông và nằm ở địa bàn xa xôi hẻo lánh, nếu không khống chế kịp thời thì dịch sẽ bùng phát mạnh khi đó sẽ khó trở tay.

Với quyết tâm không để dịch lan rộng, tỉnh Yên Bái đã tổ chức tiêu hủy 47 con trâu bò tại huyện Mù Cang Chải, 52 con dê, lợn tại huyện Trạm Tấu mặc dù gặp sự phản ứng khá gay gắt của một số hộ dân. Do bám sát cơ sở của đội ngũ thú y, nên đã kịp thời phát hiện dịch bệnh sớm, chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp mạnh, khiến cho các ổ dịch bị khống chế, không thể lan rộng gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Dịch tụ huyết trùng ở trâu bò và ở lợn, những năm trước đây có hàng ngàn con trâu bò, lợn mắc dịch này. Đây là dịch bệnh thông thường và tái diễn nhiều lần ở Yên Bái, nhưng năm qua Yên Bái chỉ có 42 con trâu bò nhiễm dịch, 290 con lợn. Số gia súc này phần lớn đã chữa khỏi. Năm 2010 số gia súc nhiễm dịch ít hơn nhiều so với mọi năm, các dịch bệnh tai xanh, cúm gia cầm… không bùng phát một ổ dịch nào, mặc dù các địa phương lân cận đều có dịch.

Để dịch bệnh không xảy ra là do Thú y Yên Bái đã triển khai việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia, súc gia cầm. Số vắc xin THT tiêm cho trâu bò 117.069 liều, đạt 119,4% kế hoạch, tiêm cho lợn 95.909 liều, đạt 129,6% kế hoạch, LMLM 2016.561 liều đạt 100% kế hoạch, dịch tả lợn 101.552 liều đạt 119% kế hoạch… Do làm tốt công tác tiêm phòng dịch, đã nâng sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Bà Đỗ Thị Phương - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Yên Bái cho biết: Năm 2010 dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm mắc dịch ít, các ổ dịch phát hiện kịp thời nên đã được dập tắt ngay. Đây là kết quả mà đội ngũ cán bộ Thú y đã bám sát cơ sở, tiêm phòng dịch đầy đủ nên khi dịch bệnh xảy ra chúng tôi đã kịp thời ứng phó. Vì thế mà dịch bệnh không thể lan rộng như nhiều năm trước…

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.