| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Nhiều vườn cây cao su “chết đứng”

Thứ Năm 12/08/2010 , 11:21 (GMT+7)

Đã sắp đến mùa “cạo bói” thì vườn cây bỗng nhiên giở chứng.

Cao su ở Đình Môn, La Khe Trẹm bì bệnh khô gằn, phấn trắng với các triệu chứng rụng lá rồi chết khô.
Cây cao su đã mang lại đời sống khấm khá cho hàng nghìn hộ dân ở “ốc đảo” La Khe Trẹm, Thạch Hàn, Đình Môn (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà). Thế nhưng, chỉ mấy tháng qua, hàng trăm ha cao su bỗng dưng đổ bệnh.

Những năm trước, đến thời kỳ cao su cho mủ, bến đò Đá Hàn luôn tấp nập người dân, thương lái qua “ốc đảo” thu mua mủ cao su. Nay đã đến mùa cao su cho mủ mà bến sông vắng tênh, không mấy người qua lại. Qua một lần đò, chạy dọc theo con đường đất đá lởm chởm, tìm đến vườn cây cao su của ông Trương Công Tám (thôn Thạch Hàn) cũng là lúc ông đang dùng máy phun thuốc cứu cây cao su.

Nghỉ tay giây lát, với vẻ mặt buòn bã ông bảo: “Năm 2003, hưởng ứng dự án đa dạng hoá nông nghiệp tại xã Hương Thọ, tui đầu tư trồng 3ha cao su với gần 600 cây. Sau 7 năm bỏ bao công sức, tiền của đến nay số diện tích trên đã sắp đến mùa “cạo bói” thì vườn cây bỗng nhiên giở chứng. Đến nay tui đã có trên 1ha cao su bị chết với các triệu chứng lá non rụng trơ cả cuống, lá già thì vàng quạch. Hoảng quá, tui đi mua thuốc về phun, bón phân hỗ trợ mà cây cao su vẫn không ngưng chết”. Nhiều cây chết khô, xót của ông Tám cũng chỉ biết chặt làm củi đốt. Còn 2 ha cao su chưa nhiễm bệnh cũng có dấu hiệu “chết yểu”.

Bệnh phấn trắng, khô gằn, xì mủ không chỉ hoành hành ở Hương Thọ mà còn đang có mặt ở huyện Nam Đông và huyện Hương Trà với diện tích cao su bị nhiễm bệnh lên đến 380ha. Có nơi cao su nhiễm bệnh chết từ 10-20%.

Nhiều hộ dân đã ứng phó bằng cách gọi điện về Chi cục BVTV tỉnh nhờ tư vấn, nhận biết bệnh rồi mua thuốc về tự phun nhưng xem ra không ăn thua. Thê thảm hơn, 4ha cao su tại vườn của ông Võ Tiến (thôn Định Cư) bắt đầu vào thời kỳ cho mủ cũng đang...giẫy chết. Không còn cách nào khác ông phải ngưng thu hoạch, bỏ hơn 4 triệu đồng đầu tư máy phun, mua thuốc về phun toàn bộ diện tích. Ông Tiến nói: “Sau hơn 7 năm trời chăm sóc, nhìn vườn cây lớn sắp cho mủ đã khấp khởi mừng, không ngờ vườn cây nhiễm bệnh hàng loạt, ban đầu chỉ một số lượng nhỏ nay lan nhanh với các triệu chứng rụng lá, khô cành”.

Theo ông Mai Văn Xuân- Chủ tịch UBND xã Hương Thọ bệnh phấn trắng, khô gằn đã gây hại hơn 60ha cao su chuẩn bị lấy mủ và đang lấy mủ của 32 hộ dân ở các thôn Kim Ngọc, Đình Môn, Sơn Thọ, La Khe Trẹm, Thạch Hàn. Trong đó 38 ha bị nhiễm bệnh 100%, 22 ha bị nhiễm bệnh từ 5-10%. Về nguyên nhân nhiễm bệnh theo ông Xuân là do số diện tích trồng từ năm 2003 sử dụng các giống RRIV 2, RRIV 4 không kháng được bệnh phấn trắng và khô gằn bằng các giống cây cao su khác. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển, việc người dân “tận thu”, lơ là chăm bón cây cao su cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh hàng loạt ở một số vườn cây.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.