| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam

Thứ Ba 05/05/2020 , 09:10 (GMT+7)

Nhằm thúc đẩy việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam, tháng 4/2019 Việt Nam đã chính thức thành lập, đưa vào hoạt động Văn phòng chứng chỉ rừng.

Rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của các hộ dân liên kết với Công ty Công ty CP Xuân Sơn, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

Rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của các hộ dân liên kết với Công ty Công ty CP Xuân Sơn, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

Ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Chánh Văn phòng Chứng chỉ rừng quốc gia cho rằng, chứng chỉ rừng của Việt Nam rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và phát triển thị trường nguyên liệu gỗ hợp pháp, nguyên liệu “sạch” cho ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam.

Tính đến nay, trên cả nước đã có gần 270 nghìn ha rừng, trên địa bàn 24 tỉnh được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Tuy nhiên, theo đánh giá, thì việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng của Việt Nam vẫn còn chậm.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đề ra đến năm 2020, cả nước có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất được đánh giá và cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững, tương đương với khoảng 2,4 triệu ha, gồm cả rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng.

Đề án về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016 – 2020, Bộ NN- PTNT cũng xác định đến năm 2020 có ít nhất 500.000ha rừng sản xuất được ấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó có 350.000ha là rừng trồng và 150.000ha là rừng tự nhiên. Như vậy, đến nay, việc đạt được mục tiêu đó vẫn còn một khoảng cách khá xa.

Nguyên nhân cấp chứng chỉ rừng chậm, chủ yếu là do các vướng mắc điều kiện về đất đai liên quan đến quyền sử dụng rừng và đất rừng, nguồn kinh phí cho các hoạt động cấp và duy trì chứng chỉ rừng lớn, nhất là đối với diện tích rừng nhỏ, manh mún.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận vốn vay ưu đãi của các ngân hàng gần như không thực hiện được...

Đến nay, Văn phòng chứng chỉ rừng bền vững đã ban hành nhiều tài liệu, hướng dẫn liên quan đến vận hành hệ thống, trong đó có sự phối hợp với văn phòng kiểm định chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ và tổ chức đánh giá tạm thời (GFA).

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp, đến nay đã triển khai áp dụng thực hiện Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam với 7 nguyên tắc, 34 tiêu chí và 122 chỉ số để đảm bảo khu rừng đó được quản lý bền vững trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Bộ tiêu chuẩn này cũng đã được thể chế hóa tại Thông tư số 28/2018/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phát triển rừng bền vững.

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất