| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng gỗ lớn để phát triển rừng bền vững

Thứ Sáu 20/03/2020 , 10:26 (GMT+7)

Trồng rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường cũng như phát triển rừng bền vững…

Tròng rừng gỗ lớn dài ngày là giải pháp nhằm nâng cao giá trị rừng trồng.

Tròng rừng gỗ lớn dài ngày là giải pháp nhằm nâng cao giá trị rừng trồng.

Huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hiện có diện tích đất trồng rừng gần 43.000 ha. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển rừng bền vững giai đoạn 2015 - 2025, Lệ Thủy đã và đang tích cực tuyên truyền vận động, khuyến khích người dân các địa phương nằm ở vùng gò đồi phía Tây của huyện chuyển đổi rừng trồng kinh tế sang trồng rừng gỗ lớn bằng giống cây keo cấy mô và một số giống cây bản địa.

Từ năm 2016 trở lại đây, được sự hỗ trợ của Viện Lâm nghiệp khoa học Việt Nam và nguồn vốn chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh, huyện Lệ Thủy đã trồng mới trên 268 ha rừng gỗ lớn, tập trung ở các xã Trường Thủy, Ngân Thủy, Thái Thủy, Kim Thủy...

Trong đó, nguồn vốn chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh hỗ trợ 8 triệu đồng/ha cho 208,5 ha; Viện Lâm nghiệp khoa học Việt Nam hỗ trợ cây giống, phân bón trong 3 năm đầu cho 60 ha. Hiện diện tích rừng gỗ lớn trong độ 2 - 3 năm tuổi đang phát triển rất tốt. 

Theo ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục khuyến khích nhân rộng các mô hình trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn.

Việc chuyển từ rừng trồng kinh tế ngắn ngày sang rừng gỗ lớn dài ngày là giải pháp nhằm nâng cao giá trị rừng trồng và thu nhập cho người dân, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường cũng như phát triển rừng bền vững…

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất