Sự kiện do quỹ Nghiên cứu Lương thực, thực phẩm và nông nghiệp (FFAR) tài trợ kêu gọi các đối tác tăng cường và đẩy nhanh đầu tư cũng như hỗ trợ trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và lương thực thực phẩm thông qua hành động tác động đến khí hậu.
Sự kiện có sự tham dự của các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành nông nghiệp, nhà sản xuất, các nhóm xã hội dân sự, các nhà khoa học, nghiên cứu khắp thế giới nhằm thúc đẩy hành động vì khí hậu.
Các hoạt động nổi bật của Hội nghị thượng đỉnh AIM4C lần này sẽ bao gồm lời kêu gọi hành động đến các quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ nông nghiệp thông minh với khí hậu. Trong đó AIM4C từng đưa ra lời kêu gọi tại COP27 đến các cộng đồng đầu tư mạo hiểm với sứ mệnh tăng cường đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp thông minh với khí hậu thông qua đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, công ty mới nổi để thúc đẩy các giải pháp khí hậu.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đề cập đến việc tận dụng sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (một nhánh của AI).
Các đối tác chính phủ được mời đến hội nghị nhằm đưa ra tuyên bố hỗ trợ AIM4C trong đó gồm tăng cường đầu từ vào đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp thông minh với khí hậu và hệ thống lương thực, thực phẩm.
Sự kiện cũng bao gồm các phiên kết nối đầu tư, hợp tác và phát triển, phòng triển lãm tương tác về hai lĩnh vực mà AIM4C quan tâm trong hội nghị lần này và tổ chức các chuyến tham quan và hoạt động giao lưu tại Washington DC.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cho biết hội nghị thượng đỉnh này là sự kiện toàn cầu hàng đầu “dành cho các đối tác và xây dựng bởi các đối tác” với một nền tảng mang tính bước ngoặt, giúp các đối tác của AIM4C đặt mục tiêu cao hơn cũng như lan tỏa nỗ lực của mình trong đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh với khí hậu (climate-smart agriculture) và hệ thống lương thực, thực phẩm.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ AI Gore cho biết, khủng hoảng khí hậu chính là khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch. Như vậy, công việc đầu tiên của các đối AIM4C là cắt giảm sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ đó có thể cắt giảm phát thải.
“Nếu nông dân đóng góp vào quá trình giảm phát thải thì họ cần phải được “trả công”. Và để trả công thì cần có hệ thống đo lường, như vây chúng ta có thể biết được chính xác lượng các bon tích tụ trong đất mà người dân đóng góp và trả phí cho họ. Và đó là cách chúng ta khai thác tiềm năng cô lập các bon trong đất. Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo mà chúng tập trung vào trong nông nghiệp thông mình là nhanh chóng cải thiện giải pháp đo lường một các chính xác lượng các bon tích tụ trong đất”, ông AI Gore đề xuất.
Tại đây, cựu Phó Tổng thống Mỹ cũng dẫn 4 giải pháp hiệu quả nhất từ báo cáo của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC) hồi năm ngoái nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu. Thứ nhất là năng lượng mặt trời. Thứ hai là dừng ngay việc phá hủy môi trường hoang dã và rừng, những nơi phục vụ như một bể chứa các bon. Theo thông tin mới nhất, 79% đất nông nghiệp được khai phá từ rừng nhiệt đới và các khu vực tự nhiên đáng ra cần phải được bảo vệ. Thứ ba là năng lượng gió. Cuối cùng là cô lập các bon trong đất trong ngành nông nghiệp.