| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm nào giúp gan thải độc?

Thứ Bảy 28/10/2017 , 13:15 (GMT+7)

Gan giữ nhiệm vụ như một lá chắn bảo vệ cơ thể, xử lý và chuyển hóa các chất độc hại được dung nạp vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc do cơ thể tự sinh ra thành những chất không độc hoặc làm giảm độc tính của chúng rồi đào thải chúng qua hệ bài tiết.

09-12-21_tr40
Ảnh minh họa

Chính vì đảm nhiệm vai trò như một cửa ngõ, nên gan dễ bị nhiễm độc hơn các cơ quan khác, điều này khiến gan suy yếu và cơ thể phải đối mặt với các bệnh lý về gan như viêm gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư gan.
 

Các dấu hiệu gan bị tổn thương

Hơi thở có mùi: Khi gan bị nhiễm độc các chết cặn bã sẽ tồn đọng lại, không thể thoát ra bằng đường phổi khiến hơi thở của bạn có mùi hôi. Do đó, bỗng nhiên thấy hơi thở của mình có mùi hôi khác thường thì đó có thể là biểu hiện của gan bị nhiễm độc.

Đắng miệng: Những người bị viêm gan sẽ dẫn đến sự rối loạn của dịch mật khiến miệng bạn bị đắng, khô, dễ đau đầu, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa: Xuất hiện mụn nhọt ở khắp người, đặc biệt là mặt và vùng lưng là dấu hiệu của người bị nhiễm độc gan. Gan bị suy giảm chức năng khiến các độc tố không thoát ra bên ngoài, làm cơ thể bị nhiễm độc, nóng trong, phát mụn nhọt.

Táo bón, mệt mỏi, chán ăn: Hệ tiêu hóa bị rối loạn do chức năng gan suy giảm, hanjc hế dịch mật để điều tiết dinh dưỡng, các chất độc tồn đọng bên trong khiến cơ thể mệt mỏi. Mệt mỏi và táo bón, chậm tiêu khiến bạn có cảm giác chán ăn. Do đó, bạn cần có biện pháp giải độc gan gấp khi có hiện tượng này.

Da vàng, nhợt nhạt: Đây là một dấu hiệu tiêu biểu của việc gan bị tổn thương. Lượng độc tố không thoát được ra ngoài sẽ tích tụ ở da khiến da bị đổi màu.
 

Vì sao phải chú ý bảo vệ gan?

Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, lại là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể và có tính chất sinh mạng. Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.

Những lá gan khỏe mạnh giúp cơ thể tràn trề năng lượng và tăng cường sức khỏe tổng quát và đồng nghĩa với việc cơ thể không còn tích tụ các chất độc hại, dễ nhận thấy nhất là làn da của chúng ta trở nên hồng hào, tình trạng mụn cũng được ngăn chặn. Hệ tiêu hóa cũng hoạt động ổn định hơn, các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn.

Tuy là một cơ quan lớn, hoạt động bền bỉ nhưng gan cũng là cơ quan dễ bị rối loạn và dễ mắc bệnh nhiều nhất do phải làm việc quá sức nếu ta đưa vào cơ thể nhiều chất độc hại. Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ…), những món ăn kém vệ sinh, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…,đều là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.  Khi bị tổn thương, gan không còn khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc, giảm sức đề kháng của cơ thể, đồng thời sẽ kéo theo hệ quả ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động sống trong cơ thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Gan đóng vai trò khử độc cho cơ thể, vậy cơ thể cũng phải có trách nhiệm khử độc cho gan. Vì thế, cần phải đưa vào cơ thể những loại thực phẩm mà gan cần.
 

Hai nhóm thực phẩm có lợi cho gan

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm có lợi cho gan được phân thành 2 nhóm: nhóm hỗ trợ gan thải độc và nhóm chống oxy hóa tế bào gan.

Nhóm kích thích tiến trình khử độc cho gan, đầu tiên phải kể đến tỏi. Tỏi chứa allicin là chất rất cần thiết cho gan trong việc loại bỏ độc tố hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, tỏi giúp gan kích hoạt các enzyme đẩy độc tố ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng có hàm lượng hợp chất allicin tự nhiên và selen giúp hỗ trợ việc làm sạch gan. Allicin có trong tỏi là chất chống oxy hóa, kháng sinh, kháng nấm, trong khi selen làm tăng tác dụng của chất chống oxy hóa. Ngoài ra, tỏi còn chứa arginine - axit amin tham gia vào chu trình tạo ra urê ở gan giúp ích cho chức năng giải độc ammoniac ở gan.

Các loại củ quả, như: mướp đắng (khổ qua), củ cải trắng cũng chứa enzym peroxidate giúp khử độc tố của gan, giúp gan trở lại trạng thái hồng hào vốn có. Ngoài ra chúng còn chứa glucosinolates là chất có thể giúp gan sản xuất ra các enzyme cần thiết cho quá trình loại bỏ độc tố thâm nhập.

09-12-21_tr41
Nước ép khổ qua giúp thanh lọc cơ thể, mát gan giải độc

Theo nghiên cứu, nước ép khổ qua giúp thanh lọc cơ thể, mát gan giải độc, giúp ngăn chặn các bệnh có liên quan đến gan như bệnh vàng da và tăng cường chức năng gan. Với  hàm lượng protein và lipid cao, vitamin A, B, C và K, axit folic và chất xơ hiệu quả thanh lọc máu, đây là một loại rau củ có chứa chất chống oxy mạnh, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại, kích thích hoạt động của gan và quá trình thải độc diễn ra trong cơ.

Nhóm thứ hai là những loại thực phẩm giàu các chất kháng ôxy hóa. Theo nghiên cứu thứ tự các loại quảcó chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao là: mận, nho, các loại trái mọng nước, cam, bưởi hồng, dưa đỏ, táo và lê,.. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan từ các gốc tự do được sinh ra một cách tự nhiên trong quá trình loại bỏ độc tố. Đặc biệt, trong gấc, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thành phần Beta-caroten trong gấc rất tốt cho lá gan, loại bỏ tác nhân oxy hóa tế bào, giúp gan tránh bệnh tật, trong đó có ngăn ngừa tiền ung thư gan. Ngoài ra, các nhà chuyên môn còn cho rằng quả trứng gà hay còn gọi là lê ki ma có khả năng chống lão hóa, đặc biệt tinh dầu chiết xuất từ hạt lêkima có khả năng làm lành vết thương, chữa bệnh gan. Chính vì vậy mà Betacaroten có trong bột quả Lekima là một thành phần quan trọng để hỗ trợ phục hồi chức năng gan và chống lão hóa. 

Vì vậy, theo các chuyên gia, hằng ngày cần sử dụng đa dạng các thực phẩm nhất là thực phẩm thuộc hai nhóm có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ gan nêu trên. Các loại thực phẩm “hảo hạng” có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho gan như: mướp đắng, tỏi, đu đủ, gấc,… nếu đưa vào cơ thể sẽ giúp gan khỏe mạnh.

(Kiến thức gia đình số 42)

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.