| Hotline: 0983.970.780

Thực thi công ước Cites, quản lý động thực vật hoang dã nguy cấp theo chuỗi

Thứ Sáu 09/08/2019 , 10:35 (GMT+7)

Ngày 9/9, tại TP Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN & MT) phối hợp dự án USAID tổ chức Hội nghị “Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về thực thi công ước Cites - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp”.

Hội nghị đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về thực thi công ước Cites. Ảnh: .

Hơn 100 đại biểu đại diện các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu, trường đại học và các Hiệp hội, DN gây nuôi, kinh doanh động, thực vật hoang dã nguy cấp của 10 tỉnh thành phía Nam tham dự. Hội nghị nằm trong khuôn khổ kế hoạch giám sát của Ủy ban KH, CN & MT năm 2019 về việc thực hiện chính sách pháp luật thực thi công ước Cites, đồng thời ghi nhận các ý kiến đáng giá những tồn tại, bất cấp của các cơ quan chuyên ngành liên quan của các địa phương.

Ông Nguyễn Vinh Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN & MT, nhận định: Sau 25 năm thực hiện, các quy định của công ước Cites đã thực sự đi vào cuộc sống. Việt Nam tham gia Công ước Cites từ năm 1994 và thuộc 10 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm.

Theo báo cáo cơ quan quản lý Cites Việt Nam (Bộ NN-PTNT), hiện nay trên cả nước có hàng trăm nghìn cơ sở nuôi động vật hoang dã với trên 150 loài động, thực vật hoang dã. Trong đó có một số tỉnh có quy mô nuôi động vật hoang dã (dưới hình thức nuôi thương phẩm và nuôi phục vụ bảo tồn du lịch, giải trí), có qui mô trang trai lớn như: Bạc Liêu có hơn 2.400 cơ sở, Đồng Tháp có 265 cơ sở, Ninh Bình có 253 trại, Thanh Hóa có 470 trại, TP HCM có 138 trại…

Tuy nhiên qua nghiên cứu thực thi pháp luật cho thấy hiện vẫn còn một số bật cập, chồng chéo trong các qui định để thực thi công ước. Việc quản lý, kiểm soát nguồn gốc giống, cá thể động, thực vật hoang dã nguy cấp được gây nuôi còn chưa chặc chẽ. Việc mua bán sản phẩm động, thực vật hoang dã nguy cấp còn chưa có thị trường ổn định, việc đầu tư vào khâu chế biến chưa được chủ động. Việc kiểm soát, mua bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu động thực vật hoang dã, quý hiếm còn gặp nhiều khó khăn. Việc xử lý tang vật còn nhiều bất cập, khâu giám định mẫu vật còn nhiều hạn chế. Nguồn lực thực thi công ước còn hạn chế về nhân lực, tài chính…

Một trại nuôi cá sấu tại TP HCM. Nguồn: Internet.

Theo Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công An), từ năm 2014 đến năm 2018 lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện 995 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, khởi tố 189 vụ, 235 bị can, xử lý vi phạm hành chính 330 vụ (344 cá nhân/ 3 tổ chức). Tổng số tiền phạt hơn 3,8 tỷ đồng.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất