| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam kiến nghị CITES 18 bảo vệ các loài bò sát trước trào lưu nuôi thú cưng độc lạ ở Châu Á

Thứ Năm 21/02/2019 , 17:48 (GMT+7)

Các đề xuất của Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đấu tranh với nạn buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã...

 Cá cóc Tam Đảo là một trong những loài được CITES Việt Nam đệ trình CITES quốc tế tăng mức bảo vệ tại CITES 18
 

Ngày 21/2, Việt Nam đã đệ trình các đề xuất lên hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trong việc tăng cường bảo vệ một số loài rùa, cá cóc, thạch sùng một mí và cá cóc sần, hiện đang bị đe doạ do nạn buôn bán quốc tế thú cưng tăng cao và đáp ứng thị trường tiêu thụ thực phẩm độc lạ của dân Châu Á.

Hội nghị các nước thành viên CITES sẽ diễn ra tại thủ đô Cô lôm bô của Sri Lan ca từ 23 tháng 5 đến 3 tháng 6 năm 2019. Các đề xuất của Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đấu tranh với nạn buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã. Các nước thành viên trên toàn thế giới cũng đã đệ trình nhiều đề xuất nhằm tăng cường hoặc nới lỏng việc bảo vệ 152 loài động vật hoang dã bị ảnh hưởng nặng nề từ vấn nạn buôn bán thương mại quốc tế.

Bà Thẩm Thị Hồng Phượng, Giám đốc quốc gia của Tổ chức Quốc tế Đối xử Nhân đạo với Động vật (HSI) tại Việt nam cho hay: Sáu đề xuất của Việt Nam nhằm bảo vệ các loài bò sát và lưỡng cư tự nhiên khỏi vấn nạn nuôi thú cưng và nhu cầu sử dụng thực phẩm độc lạ là tín hiệu cho thấy Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn loài và muốn đóng một vai trò quan trọng cùng các nước khác đấu tranh với nạn buôn lậu các loài hoang dã.

Việt Nam muốn tăng cường bảo vệ cho 13 loài thạch sùng, 13 loài cá cóc và nhiều loài cá sần hiện là những loài mục tiêu cho trào lưu nuôi thú cưng khởi đầu từ những năm 1990. Nhu cầu tăng nhanh từ các nước Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đối với các loài hiếm này cộng với lợi nhuận khổng lồ đã và đang tạo ra động lực cho những kẻ săn trộm và đẩy các loài này đến bờ vực tuyệt chủng.

Các đề xuất của Việt Nam bao gồm: Ba đề xuất đề nghị đưa ba loài từ phụ lục II sang phụ lục I gồm: Rùa hộp Việt Nam, Rùa Trung Bộ và Rùa hộp bua-rê (tên khác là rùa hộp trán vàng).

Ba đề xuất chung với Trung Quốc và Liên minh Châu Âu đề nghị đưa những loài sau vào phụ lục II của CITES, bao gồm: 13 loài Thạch sùng chi Gnoiuroseurus phân bố tại Việt Nam và Trung Quốc trong đó có 3 loài đặc hữu của Việt Nam. Thạch sùng mí Cát Bà; thạch sùng mí Hữu liên và thạch sùng mí lichtenfer; 13 loài cá cóc chi Paramesotriton phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm một loài cá cóc nổi tiếng tìm thấy lần đầu tại vườn quốc gia Tam Đảo, cá cóc Tam đảo (Paramesotriton deloustali); Cá cóc sần giống Tylototriton gồm nhiều loài phân bố trong khu vực Đông Nam á và Trung Quốc, trong đó có các loài đặc hữu của Việt Nam như cá cóc sần Việt Nam (Tylototriton vietnamensis)...

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.