| Hotline: 0983.970.780

Thuốc trừ cỏ không phải thuốc BVTV?

Thứ Hai 16/12/2013 , 09:44 (GMT+7)

Đã 2 tháng nay, các DN SX kinh doanh thuốc BVTV trên cả nước đều bồn chồn, lo lắng về nghi án các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc trừ cỏ đã không trung thực trong việc khai báo hải quan.

* Nguy cơ truy thu hàng nghìn tỷ đồng

Đã 2 tháng nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV trên cả nước đều bồn chồn, lo lắng về nghi án các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc trừ cỏ đã không trung thực trong việc khai báo hải quan để hưởng thuế suất 5% thay vì 10% từ năm 2009 đến nay.

Ông Quách Thành Đồng, TGĐ Cty CP Nông dược HAI bức xúc, tôi thực sự bàng hoàng khi được bộ phận xuất nhập khẩu của công ty báo, rất có khả năng Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan TP.HCM truy thu số tiền chênh lệch giữa thuế suất 5% và 10% trong 4 năm liền lên đến cả trăm tỷ đồng vào tháng 12 này.

Không chỉ riêng công ty HAI mà tất tần tật những công ty nhập khẩu thuốc cỏ chính ngạch khác cũng đang lơ lửng nguy cơ tương tự. Doanh số nhập khẩu thuốc BVTV từ năm 2009 đến nay khoảng 2,1 tỷ USD trong đó có khoảng 840 triệu USD thuốc trừ cỏ, mức chênh lệch giữa 2 thuế suất lên đến 42 triệu USD, gần một nghìn tỷ đồng, một con số rất có ý nghĩa trong tình hình thất thu ngân sách hiện nay.

Theo ông Nguyễn Chính Trung, Trưởng bộ phận xuất nhập khẩu của công ty CP Nông dược HAI, Chi cục sau thông quan của Hải quan TP.HCM đã viện dẫn Luật Thuế Giá trị gia tăng, Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đều không định danh rõ thuốc trừ cỏ nằm trong đối tượng áp thuế mức nào, trong lúc thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng thì lại được ghi rõ có biểu thuế GTGT 5%.

Bởi vậy mặc dù thuốc trừ cỏ cùng nằm trong nhóm hàng hóa có mã số 3808 có thuế suất 5% nhưng vẫn phải chịu thuế suất 10%. “Rất có thể sẽ có quyết định truy thu vào tháng 12, khi có quyết định công ty phải chấp hành ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng toàn bộ khâu nhập khẩu hàng hóa, lưu container, lưu bãi, hàng hóa bị chậm trễ không về kịp phục vụ sản xuất thì bên hải quan không chịu trách nhiệm”.

Vụ đông xuân đang xuống giống rộ và sau đấy là vụ hè thu, nhu cầu thuốc trừ cỏ trên thị trường hiện rất lớn nên công ty nào cũng băn khoăn, nếu không nhập thì lỡ cơ hội, nếu nhập thì chịu thuế suất bao nhiêu? Bởi vậy câu hỏi thuốc trừ cỏ có phải thuốc BVTV không được các doanh nghiệp nhao nhao gửi đi các cơ quan thuộc ngành thuế nhờ tư vấn, và kết quả “ông chằng bà chuộc”, thầy trò cãi nhau đến không ngờ.

"THẦY" ở đây chíh là VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ BỘ TÀI CHÍNH, trong công văn trả lời tham vấn của Tổng cục Hải quan, sau khi viện dẫn đến 6 văn bản pháp luật với 5 chữ ký ruồi và một chữ ký chính cho rằng thuốc trừ cỏ tuy nằm trong nhóm hàng 3808 nhưng phải chịu thuế suất 10% là đúng như đề xuất của Tổng cục Hải quan.

"TRÒ" là WEBSITE TỔNG CỤC HẢI QUAN sau khi nghiên cứu và trích dẫn 5 văn bản pháp luật lại có ý kiến ngược lại, thuốc trừ cỏ là thuốc trừ cây cỏ hại nên chỉ phải đóng 5%. Một "TRÒ" nữa là CỤC THUẾ TP.HCM, trong công văn trả lời công ty A.C.P ngày 29/11/2013, bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM sau khi viện dẫn 3 văn bản pháp luật khẳng định thuốc trừ cỏ là thuốc BVTV nên chỉ phải nộp 5%.

Trong lúc thầy trò cứ cãi nhau, nhưng không biết họ có đọc luật không: Điều 3, Pháp lệnh Kiểm dịch BVTV và kiểm dịch do Thường vụ Quốc hội ký ngày 25/7/2001 thì định nghĩa rất rõ ràng: “Sinh vật gây hại bao gồm vi sinh vật, sâu bệnh, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật”.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm