| Hotline: 0983.970.780

Thuốc trừ sâu FENBIS 25EC

Thứ Sáu 23/07/2021 , 09:32 (GMT+7)

Fenbis 25EC là thuốc trừ sâu có màu nâu nhạt, mùi hôi nồng, có tác động ức chế dẫn truyền thần kinh, côn trùng khi trúng phải thuốc bị ngộ độc ngay và chết.

Fenbis 25EC là thuốc trừ sâu dạng nhủ dầu, chứa 3,5 % Fenvalerate (nhóm Cúc tổng hợp) và 21,5% Dimethoate (nhóm Lân hữu cơ), phổ tác dụng rộng, thuốc có mùi hôi nồng, màu nâu nhạt, tác động ức chế men Acetylcholineestase (AchE) dẫn truyền thần kinh.

Côn trùng khi trúng phải thuốc bị ngộ độc ngay và chết. Thuốc có tính tiếp xúc, vị độc, khả năng hội hấp mạnh và xua đuổi côn trùng.

Fenbis 25EC phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, đục thân và chích hút hại cây trồng, đặc biệt hiệu lực rất cao phòng trừ rệp sáp và nhện hại. Do được hỗn hợp từ hai hoạt chất trừ sâu mạnh, được mô cây hấp thụ nhanh, pha theo tỷ lệ phù hợp nên phát huy và tăng cường hiệu quả trừ sâu của từng hoạt chất, phổ phòng trừ do đó được mở rộng, hiệu quả trừ sâu nhanh và mạnh ngay cả các đối tượng dịch hại khó trị và kháng thuốc.

Các sản phẩm thuốc trừ sâu FENBIS 25EC của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Kim Ngọc.

Các sản phẩm thuốc trừ sâu FENBIS 25EC của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Kim Ngọc.

Fenbis 25EC thuộc nhóm độc 4 GHS, độc trung bình với người, gia súc và thiên địch, độc với ong và cá. Thời gian cách ly: 14 ngày.

Fenbis 25EC là sản phẩm của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC), có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác ngoại trừ dung dịch Bordeaux, thuốc và phân bón có tính kiềm.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu FENBIS 25EC, sản phẩm của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn. Ảnh: Kim Ngọc.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu FENBIS 25EC, sản phẩm của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn. Ảnh: Kim Ngọc.

* Ghi chú :

Lượng nước phun : 400 – 800 lít nước/ha. Phun sớm khi sâu mới xuất hiện, phun kỹ vào nơi sâu hại ẩn núp và gây hại, nên phun sáng sớm hay chiều mát, không phun khi cây đang trổ hoa.

Ở Việt Nam, hỗn hợp này đăng ký trừ nhiều đối tượng như sâu keo, sâu cuốn lá, bọ xít hại lúa, sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá (sâu vẽ bùa), rệp hại dưa, rau, sâu khoang, sâu đục quả, rệp hại đậu, rệp hại mía, sâu ăn lá, rầy, rệp hại bông vải, bọ xít muỗi, rầy xanh hại cà phê, hồ tiêu, sâu vẽ bùa, rầy, rệp, nhện đỏ hại cây ăn quả…

Xem thêm
Số chồi hữu hiệu trên cây lúa quyết định đến năng suất của vụ mùa

ĐBSCL Số lượng chồi hữu hiệu trên đồng lúa là yếu tố quyết định năng suất của vụ mùa, nếu chồi hữu hiệu đạt 500 - 600 chồi/m2 sẽ cho năng suất cao.

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?