| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện Khe Bố chủ động thu gom, xử lý rác trên lòng hồ

Thứ Ba 25/10/2022 , 15:54 (GMT+7)

Bên cạnh sản xuất, kinh doanh, thủy điện Khe Bố còn chủ động công tác thu gom, xử lý rác thải khu vực lòng hồ để đảm bảo môi trường và chất lượng nguồn nước.

Empty

Thủy điện Khe Bố chủ động coonh tác thu gom, xử lý rác thải khu vực lòng hồ. Ảnh: Anh Khôi.

Năm 2021, đơn vị chủ đầu tư nhà máy thủy điện Khe Bố là Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam đã ký hợp đồng số 25/2021/HĐDV- VNPD/ĐTNA ngày 05/11/2021 với Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An để thực hiện công tác vớt và xử lý rác lòng hồ, giá trị hợp đồng là 289 triệu đồng.

Quá trình thực hiện, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An thu gom rác từ lòng hồ, vận chuyển về tập kết tại bãi trung chuyển, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường lòng hồ và khu vực dân cư xung quanh.

Địa điểm tập kết trung chuyển là khu đất trống trong vườn keo của Nhà máy thủy điện Khe Bố, thuộc địa bàn xã Tam Quang (huyện Tương Dương). Qua phân loại cho thấy thành phần gỗ tạp, chai nhựa và rác sinh hoạt khá nhiều. Đánh giá tổng quan, các bên thống nhất tạo điều kiện cho người dân được tận thu làm chất đốt và thu gom chai nhựa bán phế liệu. Những phần không tận thu được sẽ xử lý theo đúng quy định hiện hành, dưới sự giám sát UBND huyện Tương Dương và UBND xã Tam Quang.

Empty

Năm 2022 Công ty Cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam, chủ đầu tư thủy điện Khe Bố phân bổ 400 triệu đồng để xử lý nội dung trên. Ảnh: Anh Khôi.

Kết thúc công tác xử lý, các bên liên quan (đại diện chủ đầu tư - Nhà máy thủy điện Khe Bố; đại điện nhà thầu - Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An; đại diện chính quyền địa phương) đã kiểm tra toàn bộ khu vực lòng hồ cũng như công tác xử lý rác để xác nhận việc hoàn thành công tác vớt rác trôi nổi trên lòng hồ thủy điện Khe Bố năm 2021.

Qua nhiều năm vận hành cho thấy, rác thường tập trung về lòng hồ nhiều trong mùa mưa lũ chính vụ từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Rác từ thượng nguồn và các khu dân cư cuốn theo dòng nước, kết thành mảng trôi dần về phía đập thủy điện. Ý thức được tầm quan trọng của việc vớt và xử lý rác, từ quý IV năm 2021, Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch vớt rác lòng hồ thủy điện Khe Bố cho năm 2022 với kinh phí phân bổ dự kiến là 400 triệu đồng.

z3827790486524_84cc82d4f4a8476391a7e1e3010fa205

Biên bản làm việc liên quan đến phương án xử lý rác thải trong lòng hồ thủy điện Khe Bố. Ảnh: Anh Khôi.

Thực tế tại lòng hồ thủy điện Khe Bố hiện nay, rác đã tập trung chủ yếu về phía trước đập, tuy nhiên sau mỗi đợt mưa lớn khối lượng rác từ thượng nguồn lại tiếp tục dồn về. Ngày 19/10/2022, Nhà máy thủy điện Khe Bố đã phối hợp với Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tương Dương và UBND xã Tam Quang tiến hành khảo sát, đánh giá và thống kê khối lượng rác trên lòng hồ, thống nhất phương án xử lý và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư đang lập hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác vớt, xử lý rác. Nội dung này không dễ vì đây là thời điểm mưa lũ khó lường, việc thu gom rác trên lòng hồ chưa đảm bảo an toàn. Xuất phát từ tình hình thực tế, dự kiến đến cuối tháng 11/2022 - khi mùa lũ kết thúc mới có thể tiến hành được.  

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.