| Hotline: 0983.970.780

Nước tưới: SOS

Thủy lợi Bắc Nam Hà, ngàn cân treo sợi tóc

Thứ Ba 16/06/2015 , 06:11 (GMT+7)

Nước là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong SX nông nghiệp, nhưng nhiều hệ thống thủy lợi đang nằm trong tình trạng “báo động đỏ” khi “mạch máu” là nguồn nước đang bị ô nhiễm.

Thời điểm này, Hà Nam và Nam Định đang rốt ráo thu hoạch vụ ĐX 2014-2015, chuẩn bị xuống giống vụ mùa. Theo phản ánh của các địa phương này, lượng nước bẩn, không đảm bảo chất lượng tồn đọng trong hệ thống khá lớn, nếu không có giải pháp đưa nước vào thau rửa kịp thời trước khi cấp nước phục vụ gieo cấy, thì chất lượng nước không thể đảm bảo.

Không đạt tiêu chuẩn tưới rau

Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà được bao bọc bởi 4 con sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy và sông Châu Giang.

Diện tích tự nhiên của toàn hệ thống khoảng 100.261 ha, bao gồm 4 huyện thị của tỉnh Nam Định (gồm TP. Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên) và 4 huyện, thị của tỉnh Hà Nam (gồm TP. Phủ Lý, các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân).

Các công trình tưới của hệ thống hiện nay đảm bảo tưới cho hơn 47.000 ha, vụ mùa khoảng 46 ha, vụ đông 13.000 - 15.000 ha. Tuy nhiên, tình ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà rất đáng ngại.

Từ đầu năm 2015, Viện Quy hoạch thủy lợi đã tiến hành 6 đợt lấy mẫu vào các tháng 1, 2, 3 và đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước đối với 20 tuyến kênh trên các hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Sắt, sông Đào.

Kết quả cho thấy tất cả các vị trí khảo sát trong 6 lần đo đều không đạt tiêu chuẩn để sử dụng tưới rau và thực vật ăn tươi sống do lượng vi khuẩn Fecal.Coli cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép của QCVN 39/2011/BTNMT.

Đặc biệt, tại 2 vị trí trạm bơm Quán Chuột và Kênh Gia trong các lần đo đều xảy ra hiện tượng ô nhiễm của các chất hữu cơ, vi sinh như COD, BOD5, Fecal.Coli và NH4+, hàm lượng các chất ô nhiễm đều cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép dùng cho mục đích sử dụng tưới.

Tại sông Sắt, hàm lượng COD và BOD có xu hướng ô nhiễm cao ở đập An Bài, sau đó giảm dần về hạ lưu. Hàm lượng NH4 tại các lần đo ở đập An Bài, Cầu Sắt, đập Cánh Gà, cầu đường 10 với sông Sắt hầu hết đều không đạt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

Bức xúc

Theo nhận định của Viện Quy hoạch thủy lợi (Bộ NN- PTNT), chất lượng nước cấp cho SX và sinh hoạt trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà có diễn biến rất phức tạp.

Bên cạnh việc ô nhiễm các chất vô cơ, hữu cơ thì việc ô nhiễm kim loại nặng được phát hiện ngày càng gia tăng. Tại vị trí sông Châu Giang chảy qua xã Nhân Nghĩa, do ảnh hưởng bởi các hoạt động đúc đồng, nước thải không không qua xử lý đổ thẳng xuống sông gây ra ô nhiễm sắt tại trạm bơm Kênh Gia.

nh-113362323
Rác thải sinh hoạt ngập ngụa chân cầu bắc qua sông Châu Giang, thuộc địa phận xã Nhân Tiến, huyện Lý Nhân (Hà Nam)

Tại khu vực làng nghề mây tre đan Yên Tiến, hàm lượng thủy ngân tại một số vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép như trạm bơm Quán Chuột, Hữu Bị, Cổ Đam, sông Châu Giang tại xã Nhân Nghĩa, Nhân Thịnh, làng dệt nhuộm Hòa Hậu.

Theo bà Nguyễn Thị Vang, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam, tỉnh đang đẩy mạnh xây dựng các mô hình SX rau an toàn giá trị cao để xuất khẩu nên rất lo ngại về chất lượng nông sản khi tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, đặc biệt là dư lượng kim loại nặng...

Vào mùa khô, khi nguồn nước không được pha loãng, tại các khu vực gần các khu đô thị như TP. Phủ Lý, Nam Định; các khu vực làng nghề như Nhân Hòa, Nhân Hậu; các làng nghề xung quanh thị trấn Ý Yên; TP. Nam Định nguồn nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ, hàm lượng vi khuẩn, kim loại nặng vượt tiêu chuẩn B2 của tiêu chuẩn nước mặt Việt Nam.

Trong cuộc họp Hội đồng quản lý hệ thống Bắc Nam Hà diễn ra vào cuối tuần qua, ông Đào Hữu Tiến, GĐ Cty KTCTTL huyện Ý Yên (Nam Đinh) bức xúc: “Vụ ĐX 2014-2015 chất lượng trong hệ thống thủy lợi đã ở mức đáng báo động rồi. Nếu vụ mùa không đưa được nước vào hệ thống thau, rửa trước khi nhập nước vào nội đồng thì rất nguy hiểm.

Đề nghị cấp trên bố trí một nguồn kinh phí thường niên để thau, rửa hệ thống trước khi cấp nước phục vụ SX nông nghiệp trong vụ mùa".

nh-213362387
Nước đen tại Trạm bơm Hữu Bị (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định)

Đại diện Cty KTCTTL Bắc Nam Hà cũng than vãn: Hiện các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề, nước thải sinh hoạt xả thải trực tiếp vào hệ thống.

Địa bàn tỉnh Nam Định có KCN Hòa Xá (TP. Nam Định), KCN Bảo Minh (huyện Vụ Bản); làng nghề đúc đồng, đồ gỗ, tre nứa (huyện Ý Yên, Vụ Bản); tỉnh Hà Nam có KCN Bình Mỹ, làng nghề dệt vải xã Hòa Hậu, làng chăn nuôi lợn xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục) và các trang trại dọc hệ thống…

Trong quá trình quản lý vận hành hệ thống, Cty chưa nhận được bất cứ giấy phép xả nước thải của các KCN tập trung, khu tiểu thủ công nghiệp.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.