| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi cho thủy sản

Thứ Sáu 05/10/2012 , 10:05 (GMT+7)

Điều bất cập xảy ra là hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh và phù hợp, hệ lụy kéo theo là dịch bệnh tôm xảy ra ngày càng nhiều.

Sông rạch ở ĐBSCL bồi lắng nhanh nên phải nạo vét thường xuyên

Những công trình thủy lợi ở ĐBSCL được đầu tư vừa qua mục tiêu chủ yếu đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong trồng trọt, trong khi đó các địa phương lại đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu SX sang nuôi trồng thủy sản. Điều bất cập xảy ra là hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh và phù hợp, hệ lụy kéo theo là dịch bệnh tôm xảy ra ngày càng nhiều.

Đầu tư chắp vá

Vào những năm 1990 ở vùng bán đảo Cà Mau, hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu từng nổi lên một thời với phong trào chuyển dịch SX, diện tích nuôi thủy sản tăng nhanh. Tỉnh Sóc Trăng có vùng nuôi thủy sản hơn 68.600 ha, trong đó gần 50.000 ha nuôi tôm nước lợ. Thế nhưng trong 2 năm qua dịch bệnh hoành hành khắp vùng nuôi tôm sú thâm canh. Các đoàn cán bộ công tác chuyên ngành khảo sát tìm hiểu nguyên nhân, nhận xét: Trong đó có yếu tố hạ tầng thủy lợi đầu tư hệ thống cống, đập cũ kỹ; mỗi vùng nuôi thường chỉ sử dụng một con kênh đảm nhận 2 nhiệm vụ cấp và thoát nước, do đó mầm bệnh dễ lây lan.

Ông Nguyễn Văn Khởi, PGĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng nói: “Qua kết quả nhiều chuyến đi khảo sát thực địa của các cơ quan chuyên môn và tỉnh Sóc Trăng đề nghị, Bộ NN-PTNT quyết định đầu tư 360 tỷ đồng với 3 dự án đầu tư thủy lợi cấp bách cho vùng nuôi tôm để nạo vét kênh, xây dựng cống đập. Trong đó năm 2012 kinh phí đầu tư 75 tỷ đồng. Ở vùng nuôi tôm ven biển thị xã Vĩnh Châu có 24.500 ha, nhưng đợt đầu tư năm nay chỉ chọn 4 xã đặc biệt khó khăn; tương tự ở huyện Trần Đề đầu tư thủy lợi cho vùng nuôi tôm hơn 4.000 ha. Với số vốn đầu tư như trên như “chữa cháy”, Sóc Trăng cần khoảng 1.000 tỷ đồng đầu tư thủy lợi”.

Tương tự, Bạc Liêu có vùng nuôi tôm gần 200.000 ha, chiếm ¾ diện tích đất nông nghiệp (vùng trồng lúa 54.000 ha) nhưng điều kiện hạ tầng bất cập, đầu tư theo kiểu chắp vá chưa thể đáp ứng yêu cầu. Ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bạc Liêu trình bày: Thực trạng kênh cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng cấp-thoát nước đã đáp ứng được yêu cầu NTTS. Tuy vậy, hệ thống cống dọc theo quốc lộ 1A trước đây đảm nhận nhiệm vụ ngăn mặn bảo vệ vùng SX lúa thì nay phải mở ra thả nước mặn vào nuôi tôm.

Chính vì một số công trình cống đập sử dụng sai với thiết kế ban đầu nên bộc lộ nhược điểm như: Khẩu độ cống không thích hợp, vùng hạ lưu cống bị xói lở. Đó là chưa tính đến yếu tố triều cường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hằng năm vào tháng 10 xuất hiện đỉnh triều cao nhất trong năm, mực nước đã lên ngang gần bằng cửa cống. Ở Bạc Liêu còn 7 cống, đập cũ như vậy trải dài từ Giá Rai về Cà Mau”.

Để tính tới kế sách nuôi tôm bền vững, hiện nay các tỉnh có vùng nuôi tôm nước lợ Sóc Trăng, Bạc Liêu đang xúc tiến xây dựng thí điểm mô hình nuôi tôm tương tự như cánh đồng mẫu lớn. Theo đó cải tạo lại hệ thống thủy lợi, vùng nuôi tôm sẽ có kênh cấp-thoát riêng biệt, ao lắng.

8 tỉnh có vùng nuôi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL, đối tượng nuôi chủ lực là cá tra với hiện trạng kênh cấp 1, cấp 2 đáp ứng yêu cầu. Còn lại phần lớn vùng nuôi cá tra gần như nông dân “tự bơi” trong việc đầu tư kênh, ao và chưa có kiện hạ tầng kiên cố; chưa đầu tư kênh cấp-thoát nước hệ thống ao lắng theo điều kiện nuôi thủy sản hiện đại.

Chờ công trình mới

Theo Viện Kinh tế & quy hoạch thủy sản, ĐBSCL có tổng diện tích NTTS hơn 1,2 triệu ha. Trong đó vùng bán đảo Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản nước lợ trên 630.000 ha và diện tích nuôi thủy sản nước ngọt hơn 500.000 ha. Dù có diện tích NTTS rộng lớn như vậy nhưng phần lớn các công trình thủy lợi trong vùng chưa chú trọng đầu tư phục vụ cho ngành kinh tế mũi nhọn giàu tiềm năng này.

Ông Vũ Viết Hưng, PGĐ Ban Quản lý xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) cho biết: Mãi tới những năm sau khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu SX, ở những vùng phân ranh mặn-ngọt như ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, một số công trình thủy lợi vừa được xây dựng đáp ứng nhu cầu đa mục tiêu trồng trọt kết hợp nuôi thủy sản. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu SX theo mô hình tôm-lúa, từ nay đến năm 2015 Bộ NN-PTNT đầu tư hơn 734 tỷ đồng cho dự án xây dựng 63 cống đập ở khu vực này. Tiến độ đến nay tại Sóc Trăng đã thi công xong 9 cống và Bạc Liêu hoàn thành 13 cống đưa vào vận hành.

Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ đề nghị: Cần sớm có cơ quan chuyên môn thiết kế xây dựng hạ tầng thủy lợi như kênh ao, cống đập đáp ứng theo yêu cầu nuôi từng loài thủy sản. Bên cạnh đó, trên bờ ao, bờ kênh cần xây dựng đường sá vận chuyển hàng hóa nông thủy sản thuận tiện.

Hiện Bộ NN-PTNT đã triển khai dự án quản lý thủy lợi phục vụ PTNT vùng ĐBSCL (WB6) trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và TP Cần Thơ. Tổng vốn đầu tư 4.352,602 tỷ đồng (khoảng 210,3 triệu USD), do Hiệp hội Phát triển quốc tế - Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Dự án thực hiện trong 6 năm (từ 2011 đến tháng 9/2016) gồm 4 hợp phần, trong đó hai hợp phần chính là khôi phục và nâng cấp cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Dự án nhằm bảo vệ và nâng cao việc sử dụng nguồn nước ở vùng ĐBSCL theo hướng tổng hợp nhằm duy trì lợi ích từ SX nông nghiệp, nâng cao đời sống, tạo điều kiện tiếp cận nguồn cung cấp nước, vệ sinh cho các hộ nông thôn, góp phần thích ứng biến đổi khí hậu.

Dự án hoàn thành sẽ nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi trong vùng; cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho khoảng 60.000 hộ gia đình và cải thiện vệ sinh môi trường cho 35 trường học, khoảng 15.000 hộ gia đình; tăng cường năng lực để giám sát chất lượng nước (đặc biệt là xâm nhập mặn); kiểm soát mặn, giữ ngọt, dẫn ngọt, tiêu úng, tiêu chua, kiểm soát lũ, lấy phù sa, đảm bảo tưới tiêu cho 101.800 ha đất tự nhiên, trong đó có 85.724 ha đất nông nghiệp, cải thiện giao thông thủy bộ, cải thiện môi trường trong vùng dự án.

Riêng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu sẽ thực hiện tiểu dự án các cầu trên kênh cấp 2 vùng Quản lộ Phụng Hiệp; hệ thống thủy lợi Đông Nàng Rền; 2 mô hình thí điểm trồng lúa và NTTS; tỉnh Cà Mau có các tiểu dự án hệ thống thủy lợi tiểu vùng X - Nam Cà Mau; mô hình thí điểm trồng lúa và NTTS.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm