| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản tăng trưởng nhanh, áp lực môi trường lớn

Thứ Tư 23/11/2022 , 21:23 (GMT+7)

Dù ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng đang phải đối mặt với không ít những vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày một tăng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Phát triển thủy sản bền vững, có trách nhiệm là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập. Ảnh: Hữu Đức.

Ngày 23/11, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị bàn giải pháp triển khai Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030. Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cùng các Bộ, ngành Trung ương, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ tham dự thảo luận, đóng góp ý kiến.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành thủy sản Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước và được xác định là một trong 5 ngành kinh tế biển then chốt trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030.

Tuy nhiên, dù ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng trong quá trình phát triển đang phải đối mặt với không ít những vấn đề môi trường như: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng gia tăng, đặc biệt là vùng ĐBSCL.

Hoạt động sản xuất thủy sản đã và đang phát sinh các chất thải, tác động đến môi trường và chưa có nhiều biện pháp giảm thiểu. Hệ thống, thiết bị xử lý chất thải từ hoạt động thủy sản chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức…

Theo ghi nhận và đánh giá của cơ quan chuyên môn, thuỷ sản là ngành sản xuất chịu tác động mạnh mẽ của ô nhiễm môi trường và cũng là ngành sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường.

Ước tính lượng chất thải rắn từ nuôi tôm khoảng 123 tấn/vụ/ha, nước thải hơn 5.000m3, lượng chất thải rắn từ hoạt động nuôi cá tra tạo ra khoảng trên 33 tấn bùn (bao gồm cả bùn và nước).

Ước tính tổng lượng rác thải nhựa phát sinh do tàu khai thác thủy sản có chiều dài từ 6m trở lên của cả nước vào khoảng trên 64.100 tấn/năm, trong đó lượng rác nhựa thất thoát ra biển khoảng trên 3.800 tấn/năm (chiếm 5,6%).

Lượng thất thoát ra biển chủ yếu từ nguồn sinh hoạt (chiếm 60%, khoảng 2.288 tấn/năm) và một phần từ ngư lưới cụ bị mất thụ động (chiếm 31%, khoảng 1.182 tấn/năm) trong quá trình khai thác. Theo kết quả thống kê hoạt động vận chuyển trên biển, tàu thuyền đánh bắt cá lượng nước thải từ vệ sinh tàu, thuyền đánh bắt cá khoảng 535.000 m3/năm (khoảng 1.465 m3/ngày). Ước tính thải lượng phát sinh từ nước vệ sinh, sửa chữa tàu cá năm 2020 với 94.572 tàu cá là khoảng 3.782.880 l/ngày…

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tu6a2n hoàn nước, kiểm soát chất thải, bảo vệ môi trường tự nhiên Ảnh Hữu Đức

Tập đoàn Việt Úc (Bạc Liêu) nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn nước, kiểm soát chất thải, bảo vệ môi trường. Ảnh: Hữu Đức.

Quá trình phát triển ngành thủy sản, từ hoạt động khai thác, nuôi trồng và công nghiệp chế biến thay đổi đất nhiều. Thực tế một số chất thải, nhựa… tại các cảng cá, tàu cá hoạt động trên biển và hoạt động một số cảng cá chưa có biện pháp xử lý, thu gom.

Trong những năm qua, tuy có những chuyển biến tích cực, việc áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng môi trường, TCVN, QCVN môi trường, các công cụ kinh tế còn nhiều vướng mắc, khó áp dụng trong thực tiễn và không theo kịp tốc độ phát triển nhanh của sản xuất. Các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, chưa trở thành động lực để tạo sức mạnh phát triển bền vững toàn chuỗi…

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, phát triển thủy sản bền vững, có trách nhiệm là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập. Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg (ngày 29/7/2022) với nhiều nội dung, giải pháp hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường trong ngành thuỷ sản, bảo vệ sức khỏe người dân.

Các mô hình, công nghệ hiện đại được triển khai trong quá trình sản xuất thân thiện với môi trường trong tái chế, xử lý chất thải. Các hoạt động quan trắc, cảnh báo, dự báo về chất lượng môi trường được nâng cao, cung cấp thông tin về môi trường phục vụ tốt cho hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Do đó, đề án cần được tổ chức triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước nhằm phát triển ngành thuỷ sản bền vững.

"Từ các kiến nghị, đề xuất qua thực tiễn quản lý, sản xuất, các địa phương cần có kế hoạch hành động trong việc bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản. Quản lý tốt chất lượng nước cấp và nước thải trong các hoạt động sản xuất thủy sản, phát triển và nhân rộng các hình thức nuôi trồng thủy sản sinh thái thân thiện với môi trường", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.