Tiếng Việt của ta ơi!

Dạ Ngân - Thứ Bảy, 28/05/2022 , 09:26 (GMT+7)

Làm sao để tiếng Việt không be bét như hiện nay. Thủ phạm đích thị là nền giáo dục thực dụng, nhồi nhét những thứ không quan trọng, lơ là những thứ thiết yếu.

Sách Học Vần, ấn bản năm 1976. Ảnh tư liệu.

Không khó để phân biệt tiếng Việt chuẩn của Hà Nội và Sài Gòn. Nhất định tôi không phân biệt Bắc Nam, tôi không đồng hành với những người phân biệt lấy được ấy. Đơn giản vì tôi hiểu, tiếng Việt phổ thông từ học đường lấy chuẩn phát âm từ Hà Nội. Đất nước ngàn năm, chữ Việt hiện thời hình thành vài trăm năm và không ngừng sinh ngữ. Không lấy chuẩn Thăng Long - Hà Nội thì lấy chuẩn đâu?

Giáo khoa thư căn từ chuẩn ấy. Mọi người Việt các vùng miền phát âm khác nhưng viết thì chính tả Hà Nội ấy (dù cả phía Bắc phát âm tr và ch gần như nhau). Người nước ngoài học tiếng Việt, cần học tiếng Việt chuẩn rồi thì học nghe thêm phát âm miền Trung, Huế, Sài Gòn và cần biết thêm phương ngữ Nam bộ.

Vậy thì, quốc gia có gần 100 triệu dân, tạm chia ba kỳ như đã từng, cả miền Bắc phát âm gần chuẩn, miền Trung sai tai hại vì sai nguyên âm và Nam bộ, nếu người Bắc và người Trung, muốn nghe được và viết không sai chính tả theo phát âm, nhất thiết phải sống ở trong đây kha khá lâu mới nhuần được.

Tôi lấy chuẩn các diễn viên kịch nói đơn cử của hai miền cho sự say mê vẻ đẹp tiếng Việt của chúng ta. Hà Nội là Lê Khanh và Sài Gòn là Thành Lộc. Một thứ tiếng Việt đại diện cho hai miền tròn vành rõ chữ và… sang. Sẽ có người bảo, ấy là một trong sự chuẩn của các ngôi sao, do rèn luyện, sánh làm sao đươc với họ? Nhưng lẽ nào không rèn luyện để rồi một chuẩn đúng, rõ và đẹp mà cũng khiến ta mặc cảm với người khác trong so sánh?

Phải công nhận mình chưa chuẩn như Thành Lộc nhưng không thể khiến mình không chú ý người khác để vui hoặc để buồn, thậm chí để thấy sốc. Ở thế hệ người có tuổi trước 1975, nghe họ nói chuyện với mình, hay nghe qua, hay nghe họ xuất hiện đâu đó trên sóng hình, sóng tiếng… biết ngay họ học nhiều hay học vừa, học ít. Thích nhất các vị có bằng cấp trong nước rồi du học, tiếng Việt Hà Nội hay tiếng Việt Sài Gòn với họ như bảo vật trong tủ kính, nghe để chiêm ngưỡng và nếu thấy được cả người thì đích thị ấy là sự vui sướng gần như được quà.

Vậy, tôi đã quan sát được gì từ nhiều thập kỷ nay? Có thể chia thành mấy nhóm người (phạm vi Nam bộ của tôi thôi nhé). Nhóm như đã đơn cử, nhóm có bằng cấp trước 1975, không có gì phải băn khoăn. Nhóm ít tuổi hơn, thế hệ 7x, 8x, thừa hưởng nghiêm ngặt của mẹ cha và gia tộc, tiếng Việt còn suôn, nếu họ có gốc miệt vườn sông Tiền, Bến Tre… nữa thì an tâm cho họ về cả nói và viết.

Đến thế hệ 9x, lập tức có vấn đề ở sự học, do ba mẹ thế hệ này vướng Cải cách giáo dục những năm lờ, bờ, hờ (l, b, h) không bụng, và chữ y thì bị cắt cho ngắn thành i theo quan điểm tiết kiệm công sức, vậy nên “đế quốc Mỹ” trong bài học Lịch sử biến thành Mĩ. Ô hô, chúng ta đã chiến tranh 20 năm với Mĩ, hay là Mỹ, ô hô. Và cứ thế, lũ cháu con chúng bị bỏ mặc rồi đành trở lại với Mỹ dài.

Bây giờ thì số đông đã thấy tiếng Việt thê thảm. Từ thầy cô phổ thông. Từ nhà báo nhà đài. Từ một số thầy cô đại học. Từ quan chức cấp to đến cấp nhỏ. Từ dân chúng những vùng ngày xưa tự hào là có Văn hóa miệt vườn (một trong những chuẩn của vùng ấy là phát âm đúng, không ngọng không đớt). Bây giờ, một bà cụ lứa 5x, nghe phóng viên nhà đài huyên thuyên trên sóng hình, biết ngay anh ta học đại học nào của khu vực nào (xin phép không nói tướng lên cái tên trường đại học ấy ở đây).

Bây giờ nín thở nghe quan chức các thành phố to như Sài Gòn, Hải Phòng, ví dụ thế, phát biểu trước đám đông mà không ngọng đớt là thở phào rồi (Sài Gòn nói gồi đây (rồi đây), Hải Phòng nói nàm sao (làm sao). Thậm chí các ông bà nghị sĩ, trên diễn đàn Quốc hội ấy, eo ơi, cầm giấy đọc mà vẫn gồi đây hoặc nàm sao. Một loại dịch lây lan chăng, cái sự bê tha tiếng Việt ấy?

Có người nói thôi thì chủ trương tiếng Anh là ngôn ngữ chính, để có sức bật như Singapore (cái tài của ngài Lý Quang Diệu là dứt khoát ngay từ đầu, dùng tiếng Anh thành ngôn ngữ chính trong học đường, trong quản lý xã hội). Đừng quên văn hóa Việt Nam ngàn năm không bị trộn lẫn, nhờ vậy mà chúng ta đã đứng vững. Đừng quên chữ Việt từ khi được Latin hóa, đã giúp chúng ta hội nhập dễ dàng với các nước văn minh mà vẫn giữ được bản sắc phong phú, nhiều xúc cảm của nó.

Làm sao để tiếng Việt không be bét như hiện nay. Thủ phạm đích thị là nền giáo dục thực dụng hiện tại, vừa nhồi nhét những thứ không quan trọng, vừa lơ là những thứ thiết yếu. Từ đầu ra ấy, nếu tốt đẹp, sẽ có thầy cô sư phạm chuẩn, có nhà báo nhà đài, có nghị sĩ, có quan chức không ngọng không đớt không dốt không lười đọc. Đã có thể báo động đỏ chưa? Thưa rằng, chính thế, đang như thế.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

Dạ Ngân Nhà văn
Tin khác
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình
Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Tôi nhớ tới thuật ngữ “nước khách” của vùng rốn lũ Lệ Thủy và chỉ mong nước như một vị khách quý đến rồi lại đi nhẹ nhàng, đừng để lại những đau thương, tổn thất gì cho quê hương.

Nứt ra từ đá những chân tình vùi dưới cơn mưa
Nứt ra từ đá những chân tình vùi dưới cơn mưa

‘Nứt ra từ đá’ là tập thơ thứ 7 của nhà thơ Phạm Phương Lan, một gương mặt nữ khá ấn tượng trong đời sống thi ca đô thị phương Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng miệt mài dõi theo chuyển động văn hóa
Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng miệt mài dõi theo chuyển động văn hóa

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng từ Hà Nội vào TP.HCM để giới thiệu hai cuốn sách mới viết về đời sống văn hóa, với công chúng đô thị phương Nam sáng 26/10.

Tiếc thương vĩnh biệt người Thầy, người Anh cả của ngành BVTV Việt Nam
Tiếc thương vĩnh biệt người Thầy, người Anh cả của ngành BVTV Việt Nam

Ngày 23/10/2024, GS.TS Đường Hồng Dật đã qua đời ở tuổi 96, để lại tiếc nuối cho những người làm nông nghiệp và bảo vệ thực vật trên cả nước cũng như bạn bè, đồng nghiệp.

Nhà văn Yên Ba cùng những tâm sự về 'Viết & Đọc'
Nhà văn Yên Ba cùng những tâm sự về 'Viết & Đọc'

Trải qua 6 năm, chuyên đề 'Viết & Đọc' đã đạt con số 26 ấn phẩm và nhận được nhiều yêu mến của độc giả.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt như điểm tựa cảm xúc thi ca
Vẻ đẹp phụ nữ Việt như điểm tựa cảm xúc thi ca

Vẻ đẹp phụ nữ Việt không chỉ được nhắc đến trong những dịp nhộn nhịp như Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mà luôn giống như điểm tựa cảm xúc thi ca bất tận.

Lão thi sĩ trầm tư kỷ niệm ‘ai cũng có ngày xưa’
Lão thi sĩ trầm tư kỷ niệm ‘ai cũng có ngày xưa’

Lão thi sĩ Trần Duy Hiển ngoài tuổi tám mươi vẫn chứng minh sức nghĩ và sức viết chưa mệt mỏi, với tập thơ ‘Ai cũng có ngày xưa’ vừa ra mắt công chúng.