| Hotline: 0983.970.780

Tiếp 'Nội chiến vùng keo nguyên liệu': Xe quá khổ chạy như chốn không người

Chủ Nhật 08/10/2023 , 17:10 (GMT+7)

Mỗi ngày, có hàng chục phương tiện chở keo có dấu hiệu vi phạm ngang nhiên lưu thông trên đường nhưng không gặp bất cứ trở ngại nào từ lực lượng chức năng.

Xe quá khổ chạy vô tư trên đường

Theo quan sát của phóng viên, chiều muộn ngày 6 và 7/10, dọc quốc lộ 45, đoạn chạy qua huyện Như Thanh (Thanh Hóa), hàng loạt điểm thu mua, tập kết gỗ keo tự phát đang hối hả đóng hàng chuẩn bị cho một chuyến hành trình dài… Khoảng 20 giờ, ngày 6/10, hàng loạt xe chở keo tại các điểm thu mua keo trên địa bàn huyện Như Thanh bắt đầu xuất bến.

Chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, phóng viên đã ghi nhận hàng chục xe tải, xe đầu kéo chất đầy ú ụ keo gỗ trên thùng, di chuyển chủ yếu các theo quốc lộ 45 từ huyện Như Thanh đi Nông Cống; đường Sao Vàng - Nghi Sơn, tỉnh lộ 505 để tập kết nguyên liệu cho nhà máy chế biến tại Nông Cống và Nghi Sơn. Điển hình như: Xe mang BKS 28R-00202, 36C-14195, 37C-18295, 36C-09183…

Phương tiện BKS 36C-14195 lưu thông theo hướng Như Thanh - Nông Cống chở đầy ắp keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải. 

Phương tiện BKS 36C-14195 lưu thông theo hướng Như Thanh - Nông Cống chở đầy ắp keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải. 

Xe tải BKS 37C-18295 chở đầy gỗ keo có dấu hiệu cơi nới thùng, chở đầy ắp gỗ keo. 

Xe tải BKS 37C-18295 chở đầy gỗ keo có dấu hiệu cơi nới thùng, chở đầy ắp gỗ keo. 

Phóng viên đã bám theo chiếc xe tải BKS 37C-18295 xuất phát từ điểm thu mua keo của Công ty Thanh Thành Đạt (thị trấn Như Thanh, Thanh Hóa) di chuyển hướng Như Thanh - Nông Cống. Theo quan sát, phương tiện chở keo này có dấu hiệu cơi nới thành thùng và không được che chắn không kỹ khi lưu thông trên đường. 

Tương tự, xe tải BKS 36C-09183 chở đầy ắp keo xuất phát từ huyện Như Thanh theo tỉnh lộ 505, đổ hàng ở Nông Cống. Theo quan sát, phương tiện này chở đầy ắp keo vượt phía sau thùng xe, vượt chiều cao thùng hàng, không được che chắn, tiềm ẩn nguy cơ ngây tai nạn cho người và phương tiện giao thông qua lại. Suốt gần 2 tiếng đồng hồ bám theo chiếc xe này, phóng viên không thấy bóng dáng của các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ...

Theo cánh tài xế có nghề, tuyến đường từ huyện Như Thanh chạy dọc tỉnh lộ 505 đi Nông Cống có nhiều đoạn đường khó đi nên các phương tiện chở keo thường hoạt động tại khu vực này để 'né' lực lượng chức năng.

Xe BKS 36R-32518 chở đầy ắp keo phủ bạt trên nóng di chuyển hướng Như Thanh - Nông Cống. 

Xe BKS 36R-32518 chở đầy ắp keo phủ bạt trên nóng di chuyển hướng Như Thanh - Nông Cống. 

Khoảng 21 giờ là thời điểm xe chở keo hoạt động nhiều nhất. Tuyến quốc lộ 45 nối huyện Như Thanh và Nông Cống cứ vài phút lại xuất hiện một xe đầu kéo, xe tải lưu thông qua tuyến đường này rồi chạy thẳng vào Nghi Sơn.

Điểm chung của hầu hết các xe chở nguyên liệu nói trên đều chở hàng vượt phía sau thùng xe, xếp hàng quá chiều cao, thậm chí không che chắn hoặc không có biện pháp đảm bảo an toàn khi lưu thông, tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tài xế điều khiển phương tiện BKS 36C-09183 chở đầy ắp keo xuất phát từ Như Thanh di chuyển theo hướng tỉnh lộ 505 để đổ hàng tại Nông Cống. Phương tiện này có dấu hiệu quá khổ, quá tải.

Tài xế điều khiển phương tiện BKS 36C-09183 chở đầy ắp keo xuất phát từ Như Thanh di chuyển theo hướng tỉnh lộ 505 để đổ hàng tại Nông Cống. Phương tiện này có dấu hiệu quá khổ, quá tải.

Được biết, tuyến quốc lộ 45 đoạn chạy từ huyện Nông Cống đi Như Thanh do Đội cảnh sát giao thông số 2 (Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hóa) quản lý. Phóng viên đã liên lạc với lãnh đạo đơn vị để xác minh thông tin về việc chấp hành pháp luật của các phương tiện tham gia giao thông (chở keo) trong thời gian gần đây nhưng chưa nhận được phản hồi cụ thể, với lý do: "Theo quy chế phát ngôn, chúng tôi phải xin ý kiến cấp trên để cung cấp...".

Như chưa hề có chỉ đạo của Phó Chủ tịch tỉnh

Để làm rõ hoạt động của các xe keo, phóng viên bám theo phương tiện BKS 36C-09183 di chuyển theo hướng Như Thanh - Nông Cống. Sau khoảng 30 phút di chuyển, xe dừng tại xã Công Liêm (Nông Cống) để tưới nước vào gỗ keo. Tại đây, trong vai người mua keo, tài xế này không ngần ngại tiết lộ cho phóng viên biết về giá bán và địa điểm đổ keo.

Theo tìm hiểu từ tài xế, nguồn keo chủ yếu được hộ gia đình ông H.L. (trú tại huyện Như Thanh) thu mua của các hộ dân tại xã Xuân Phúc, Xuân Thái (Như Thanh). Với 3 xe 8 tấn, mỗi ngày cơ sở thu mua này có thể đóng và vận chuyển tới 70 tấn keo, chủ yếu đổ hàng cho Công ty Lâm Thanh Hưng (Nông Cống) và khách hàng nếu họ có nhu cầu.

Khi được hỏi về thủ tục đăng ký kinh doanh, tài xế này tiết lộ, trạm cân do hộ gia đình cá nhân tự đặt trạm cân, thu mua keo để xuất bán nên không làm đăng ký kinh doanh. Sau khi xuất hàng cho doanh nghiệp thì được thanh toán ngay mà không cần thủ tục nào khác. Theo tiết lộ của chủ cơ sở thu mua keo tự phát này, có thời điểm, xe 8 tấn nhưng chở tới hơn 20 tấn keo, chạy thẳng vào Nghi Sơn để nhập hàng mà không gặp bất cứ "trục trặc" gì trên đường.

Cũng theo tiết lộ của chủ thu mua keo nguyên liệu H.L. hiện nay trên địa bàn xã Xuân Phúc có nhiều điểm thu mua gỗ keo nguyên liệu tự phát có gắn bàn cân, cá biệt có những bàn cân chỉ cách nhau vài trăm mét nên việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu xảy ra khá thường xuyên.

Phương tiện mang BKS 002.02 chở đầy ắp keo lưu thông theo hướng Như Thanh - Nông Cống.

Phương tiện mang BKS 002.02 chở đầy ắp keo lưu thông theo hướng Như Thanh - Nông Cống.

Theo tìm hiểu, trên địa bàn huyện Như Thanh, có khá nhiều các điểm thu mua keo gỗ tự phát của hộ gia đình cá nhân có gắn bàn cân, chủ yếu đặt trên đất nông nghiệp và đất ở. Một số gia đình đặt điểm thu mua nguyên liệu gắn bàn cân trên đất thuê của hộ gia đình cá nhân mà không hề có đăng ký kinh doanh. Hành vi trên không chỉ có dấu hiệu gây thất thoát thuế của nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích giữa các đơn vị thua mua keo, làm phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông trên địa bàn huyện.

Cũng liên quan tới nội dung hàng loạt các điểm thu mua keo tự phát trên địa bàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan vào cuộc kiểm tra làm rõ về việc chấp hành pháp luật trong việc thu mua keo. Đến nay cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa có báo cáo chính thức về thực trạng trên.

Trong diễn biến có liên quan, mặc dù huyện thừa nhận có việc các điểm thu mua keo tự phát có gắn bàn cân theo phản ánh của Báo NNVN, thế nhưng, chính quyền địa phương cũng không bất cứ chế tài xử lý hoặc ngăn chặn hoặc xử lý tình trạng “chảy máu” nguyên liệu. Tình trạng trên khiến doanh nghiệp địa phương (có đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh) lâm vào cảnh lao đao vì thiếu nguyên liệu, trong khi đó, các điểm thu mua keo nguyên liệu tự phát vẫn có đất sống.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm